SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 9 - Tiết 3. Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1. Âm nhạc thưởng thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ

  • Tiết 3. Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1. Âm nhạc thưởng thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ trang 1
  • Tiết 3. Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1. Âm nhạc thưởng thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ trang 2
Tiết 3
ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường
Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 1
Âm nhạc thường thức : Ca khúc thiếu nhi phổ thơ
Âm nhạc thường thức
CA KHÚC THIẾU NHI PHổ THƠ
Ca khúc thiếu nhi có nhiều bài được hình thành từ những bài thơ. Các nhạc sĩ đã tìm cảm hứng từ bài thơ để sáng tác thành bài hát. Phổ nhạc theo thơ là một phương pháp sáng tác bài hát được sử dụng có hiệu quả và khá phổ biến.
Trong dân ca Việt Nam hầu hết các làn điệu được hình thành từ những câu thơ.
V í dụ : Bài Lí cây bông bắt nguồn từ câu thơ :
Bông xanh, bông trắng, bông vàng Bông lê, bông lựu, đô'nàng mấy bông.
hoặc :
Trúc xinh trúc mọc bờ ao Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh.
(Bài Cây trúc xinh - dân ca quan họ Bắc Ninh)
Trong các ca khúc thiếu nhi có khá nhiều ca khúc phổ thơ. Ví dụ :
Hạt gạo làng ta (Thơ : Trần Đăng Khoa - Nhạc : Trần Viết Bính)
Bụi phấn (Thơ : Lê Văn Lộc - Nhạc : Vũ Hoàng)
Đi học (Thơ : Minh Chính - Nhạc : Bùi Đình Thảo)
Bác Hồ - Người cho em tất cả (Thơ : Phong Thu - Nhạc : Hoàng Long - Hoàng Lân)
Tia nắng, hạt mưa (Thơ : Lệ Bình - Nhậc : Khánh Vinh)
Cho con (Thơ : Tuấn Dũng - Nhạc : Phạm Trọng cầu)
Dàn đồng ca mùa hạ (Thơ : Nguyễn Minh Nguyên - Nhạc : Lê Minh Châu).
Một vài nhận xét về những ca khúc thiếu nhi phổ thơ
Lời ca của bài hát phổ thơ đạt được chất lượng nghệ thuật tốt, bởi những hình ảnh và ý tứ cô đọng, súc tích, gợi cảm trên một nội dung được biểu hiện bằng ngôn ngữ thơ ca.
Tuỳ từng bài, tuỳ từng tác giả, có khi người ta giữ nguyên vẹn bài thơ không thay đổi dù chỉ một từ (trường họp này ít thấy), có khi lời thơ được thay đổi ít nhiều. Cũng có trường họp, nhạc sĩ chỉ phổ theo ý thơ, dựa vào ý thơ đê phóng tác lời ca cho phù họp với cảm hứng, với sự phát triển họp lí của giai điệu và cấu trúc bản nhạc.
Có bài thơ hay nhưng rất khó phổ nhạc hoặc không thể phổ thành bài hát. Có bài thơ không đặc sắc lắm nhưng khi được phổ nhạc lại trở thành bài hát có sức sống và được phổ biến rộng rãi. ở đây, âm nhạc đã chắp cánh cho bài thơ bay xa.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Tìm một số bài hát phổ thơ viết cho người lớn và trẻ em.
Thể hiện âm hình tiết tấu sau đây và so sánh với âm hình tiết tấu 4 nhịp đầu trong bài TĐN số 1 :