SGK Hình Học 12 - Bạn có biết: Những vấn đề liên quan đến kinh tuyến và vĩ tuyến của trái đất

  • Bạn có biết: Những vấn đề liên quan đến kinh tuyến và vĩ tuyến của trái đất trang 1
  • Bạn có biết: Những vấn đề liên quan đến kinh tuyến và vĩ tuyến của trái đất trang 2
  • Bạn có biết: Những vấn đề liên quan đến kinh tuyến và vĩ tuyến của trái đất trang 3
  • Bạn có biết: Những vấn đề liên quan đến kinh tuyến và vĩ tuyến của trái đất trang 4
  • Bạn có biết: Những vấn đề liên quan đến kinh tuyến và vĩ tuyến của trái đất trang 5
  • Bạn có biết: Những vấn đề liên quan đến kinh tuyến và vĩ tuyến của trái đất trang 6
Òọncóólgr;
ĩlhững vấn đề eó liên quan đến hĩnh tuyến
và vĩ tuyến eủa Trái Đất
Việc đánh sô các kinh tuyến và vĩ tuyến
Trái Đất là một trong các hành tinh của Hệ Mặt Trời, có dạng hình cầu với bán kính /• = 6370 km. Đường xích đạo là vĩ tuyến dài nhất, dài khoảng 40 076 km, chia Trái Đất thành hai phần : bán cầu Bắc và bán cầu Nam. Để đánh số các kinh tuyến và vĩ tuyến trên bề mặt Trái Đất, người ta phải chọn một kinh tuyến và một vĩ tuyến làm gốc. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc đều được ghi số 0°. Ẩzn/z tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh), tuy hiện nay đài thiên vãn này đã chuyển đi nơi khác, nhưng kinh tuyến gốc vẫn ở chỗ cũ. Vĩ tuyêh gốc chính là đường xích đạo (h.2.27).
Vĩ tuyến gốc
Hình 2.27
Những kinh tuyến nằm ở phía đông của kinh tuyến gốc là những kinh tuyêh đông (Đ) được đánh số từ 1°, 2°, ... đến 180°. Kinh tuyến 180° là kinh
tuyến đối diện với kinh tuyến 0°. Tương tự, những kinh tuyến nằm phía tây của kinh tuyến gốc là những kinh tuyến tây (T).
Các vĩ tuyến ở phía bắc xích đạo và phía nam xích đạo theo thứ tự đều được đánh số từ 1°, 2°, ... đến 90°. Vị trí của mỗi địa điểm trên Trái Đất được xác định tại chỗ cắt nhau của cặp kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó. Ví dụ ta có kinh độ và vĩ độ của một điểm M là :
Với toạ độ địa lí của điểm M đó, ta hiểu rằng điểm M nằm trên kinh tuyến
25° về phía đông kinh tuyến gốc và nằm trên vĩ tuyến 30° về phía bắc quả Địa cầu.
Trái Đất tự quay một vòng quanh trục của nó trong khoảng 24 giờ. Đề’ tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới, người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 múi giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng, chiều rộng mỗi khu vực bằng 15 kinh độ và lấy giờ của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực đó làm giờ chung của khu vực. Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua được quy định là khu vực giờ 0. Nước Việt Nam ta ở khu vực giờ thứ 7 (h.2.28).
Hội nghị quốc tế năm 1884 quy định khu vực có kinh tuyến gốc đi qua làm khu vực giờ gốc và đánh số 0. Ranh giới của khu vực này là từ kinh tuyến
7°30' T đến 7°30z Đ. Từ khu vực giờ gốc về phía đông là khu vực có số thứ tự tăng dần (từ 1, 2, 3, ... đến 23) vầ mỗi khu vực cách nhau 1 giờ. Khu vực giờ số 0 trùng với khu vực giờ số 24. về mặt nguyên tắc, giới hạn của các khu vực giờ là các đường kinh tuyến được đánh số, nhưng trong thực tế ở một số khu vực, các đường giới hạn đó lại là các đường gấp khúc để phù hợp với các đường biên giới quốc gia. Đối diện với khu vực giờ gốc (0 giờ) là khu vực số 12 và để tính ngày giờ được thuận tiện trong các hoạt động
chung của thế giới, người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua khu vực giờ số 12 nằm giữa Thái Bình Dương làm đường chuyển (đổi) ngày quốc tế.
Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua kinh tuyến 180° thì phải lùi lại một ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì phải tăng thêm một ngày lịch.
Các vĩ tuyến đặc biệt: các vòng cực và các chí tuyến
Trong khi quay quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương, có lúc nghiêng bán cầu Bắc, có lúc nghiêng bán cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Bắc - Nam của Địa cầu nên ở bán cầu Bắc và ở bán cầu Nam có hiện tượng ngà^ đêm dài ngắn khác nhau.
Các địa điểm nằm trên đường xích đạo (ở vĩ tuyến 0°), quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài như nhau.
Vào ngày 22-6 (tức là ngày hạ chí) các địa điểm từ vĩ tuyến 66°33' Bắc đến cực Bắc và vào ngày 22—12 (tức là ngày đông chí) các địa điểm từ vĩ tuyến 66°33/ Nam đến cực Nam có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Các vĩ
tuyến 66°33' Bắc và Nam của hai bán cầu được gọi là Vòng cực. Bắc và Vòng cực Nam.
Vào ngày hạ chí, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23°27' Bắc và vào
ngày đông chí Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23°27' Nam. Các vĩ tuyến này lần lượt được gọi là Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam (h.2.29).
Hình 2.29
Vào các ngày 21-3 (tức là ngày xuân phân) và ngày 23-9 (tức là ngày thu phân) hai bán cầu nhận được góc chiếu như nhau của Mặt Trời, do đó tiếp thu được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau (h.2.30).
Hình 2.30
Các chí tuyến và các vòng cực là những vĩ tuyến đặc biệt làm ranh giới phân chia bề mặt Trái Đất ra năm vành đai nhiệt song song với xích đạo. Tương úng với năm vành đai nhiệt, người ta chia Trái Đất ra năm đới khí hậu sau đây (h.2.31):
Hình 2.31
Nhiệt đới chứa xích đạo giới hạn từ vĩ tuyến 23°27' Bắc đến vĩ tuyến
23°27' Nam. Đó là miền giữa hai Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam. Đây là vùng khí hậu nóng.
Ôn đới gồm có hai đới khí hậu, bao gồm từ Chí tuyến Bắc đến Vòng cực Bắc và từ Chí tuyến Nam đến Vòng cực Nam. Đây là hai khu vực có lượng nhiệt trung bình và có bốn mùa thể hiện rất rõ trong năm.
Hàn đới gồm hai đới khí hậu từ Vòng cực Bắc đến cực Bắc, Vòng cực Nam đến cực Nam. Đây là hai khu vực giá lạnh và có băng tuyết hầu như quanh năm.
Như vậy sự phân hoá khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự phân hoá theo vĩ độ.
Vị trí của nước Việt Nam
Xem bản đồ khu vực Đông Nam Á, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng vùng đất liền của nước Việt Nam ở vào vùng kinh tuyến từ 102°10' Đ đến 109°24' Đ và ở vào vùng vĩ tuyến từ 8O34Z B đến 23°23' B (h.2.32).
Bản đồ khu vực Đông Nam Á
Hình 2.32