SGK Công Nghệ 9 - Bài 11. Kĩ thuật trồng cây chôm chôm

  • Bài 11. Kĩ thuật trồng cây chôm chôm trang 1
  • Bài 11. Kĩ thuật trồng cây chôm chôm trang 2
  • Bài 11. Kĩ thuật trồng cây chôm chôm trang 3
  • Bài 11. Kĩ thuật trồng cây chôm chôm trang 4
Bai 11
Kỉ THUẬT TRÔNG CÂY CHÔM CHÔM
Biết được giá trị dinh dưỡng cùa quả chôm chôm, dặc diem thực vật và yêu cầu ngoại cành của cây chôm chôm.
Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trống, chăm sóc, thu hoạch, bào quản.
- GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA QUÁ CHÔM CHÔM
Chôm chỏm là cây ăn quả nhiệt đới. Quả chôm chôm chứa nhiêu đường, chất khoáng và các loại vitamin, nhất là vitamin C.
Quả chôm chôm dùng để àn tưoi, chê' biến thành xirô hoặc đóng hộp.
- ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH
Đặc điểm thục vật
Cây chôm chôm có tán lá rộng.
Hoa chôm chôm có 3 loại : hoa đực, hoa cái và hoa lưởng tính. Tỉ lệ các loại hoa trên một cây thay đổi tuỳ từng giống và mùa khác nhau. Chùm hoa mọc ở đầu cành.
Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ : Cây chôm chòm thích hợp với điéu kiện nóng, ẩm. Nhiệt độ từ
20°C - 30°C.
Lượng mưa hàng năm khoảng 2000mm, phàn phối đéu trong năm.
Anh sáng: Cày chôm chôm rất cán ánh sáng. Vì vậy, những quà mọc ờ ngoài tán khi chín có màu đỏ, đẹp hon quà mọc trong tán cày.
Đất: Cây chôm chôm được trồng trên nhiều loại đất, nhưng đất thịt pha cát là thích hợp ; táng đất dày ; nhiêu chất dinh dường và thoát nước tốt. Độ pH từ 4,5 - 6,5.
Ill	- Kĩ THUẬT TRÔNG VÀ CHẢM SÓC
Một số giông chôm chôm trồng phổ biên
Các giống chôm chôm trông hiện nay gồm có : chôm chôm Java, chôm chôm ta, chôm chôm nhãn, chôm chôm Xiêm.
o	©
Hình 23. Một số giống chôm chôm
1. Chôm chôm Java ; 2. Chôm chôm nhãn
Nhân giông
Cây chôm chôm được nhân giống bằng hạt, chiết cành và ghép, trong đó ghép là phổ biến hơn cả.
Chọn cành chiết từ 12 - 18 tháng tuổi. Khi ra rẻ, cát cành chiết đem giâm ở vườn ươm.
Ghép cây : Gốc ghép có đường kính từ l,2cm - l,8cm là có thế ghép được. Mát ghép chọn trên cành 1 năm tuổi trở lên. Các phương pháp ghép được áp dụng là ghép mát theo kiếu chữ T, ghép cửa sổ. Thời gian ghép vào đầu mùa mưa.
Trồng cây
Thời vụ : Trồng chôm chôm vào đáu mùa mưa (tháng 4 - 5) là tốt nhất.
Ở Việt Nam, cây chôm chôm được trồng nhiều ờ vùng nào ?
Khoáng cách trồng : Tuỳ theo loại đất mà khoảng cách tróng là 8m X 8m hoặc
10m X 10m.
Đào hố, bón phàn lót: Hố trổng có kích thước 60cm X 60cm X 60cm (nơi đất tót) hoặc 100cm X 100cm X 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bàng phân hữu cơ và phân hoá học.
Chăm sóc
à) Làm cỏ, vun xới: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây đé trừ cỏ dại và mâm mống sâu, bệnh, đảm báo cho cây sinh trưởng tốt,
Bón phân thúc: Cây chôm chôm cân được bón nhiéu phân đạm và kali. Tiến hành bón làm 3 lân :
Lán thứ nhất sau khi hái quá và tia cành, bón bàng phân hữu cơ và phân hoá học.
Lần thứ hai bón đón hoa trước khi nở bàng phân đạm và kali.
Lần thứ ba bón nuôi quả. Có thế phun bó sung phân vi lượng và chất tăng đậu quả.
Tưới nước : Cây chôm chôm cân được tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây ; che gió đế giữ ầm. Trời náng hạn phải tưới nước 2-3 ngày 1 lán. Ỏ thời kì hình thành mầm hoa, cân giữ khô đé chấm dứt thời kì phát triến lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ám đế có ti lệ đậu quả cao.
Tạo hình, sửa cành : Tiên hành cát tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cát bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.
Phòng trừ sáu, bệnh : Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sáp, rảy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trấng...
Sâu đục quả : Sâu trường thành đẻ trứng ớ cuống quả. Sâu non chui vào phá hại phân thịt quả hoặc vò quà tạo thành đường ngoằn ngoéo làm ảnh hương đèn chất lượng quả. Sâu đục quả thường phá hại khi quả ờ giai đoạn già và chín.
Tiến hành thu hoạch quả khi quả chín, bao quả bàng bao nhựa có đục lỗ. Thả ong kí sinh, kiến đế diệt trứng và nhộng của sâu. Có thể sử dụng thuốc phun khi quả bắt đầu chín với các loại thuốc như Deran, Cyperan, Alphan. Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày.
- Bệnh phấn tráng là loại bệnh phá hoại nặng do loại nấm có tên là Oidium sp. Bệnh thường phát sinh ở vườn rậm rạp, ầm ướt, trời nhiều mây, có nhiều sương mù. Bệnh lây lan nhờ gió và côn trùng.
Tiến hành trổng với mật độ hợp lí, tạo vườn cây thông thoáng bàng cách tỉa bớt các cành giao nhau và các cành ở phía dưới. Có thể phun các loại thuốc như Tilt, Bonanza, Appencarb khi cây nhú hoa ỵà kết thúc trước khi thu hoạch 2-3 tuán.
- THU HOẠCH, BẢO QUẢN
Thu hoạch : Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch làm nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhản) hoặc màu đỏ vàng (chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.
Bảo quàn : Quả chôm chôm được bảo quản trong túi ni lông ở nhiệt độ 10°C có thể giữ được 10-12 ngày mà chất lượng quả không bị ảnh hưởng và không làm mất màu của vỏ.
Ghi nhó
Quả chôm chôm chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin c, được sử dụng để ăn, làm xirô và đồ hộp.
Cây chôm chôm sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ 20°C - 30°C, ẩm độ cao, được trồng ở nhiều loại đất, trong đó đất thịt pha cát là thích hợp.
Phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật về trồng, chăm sóc cây chôm chôm, tạo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.
Câu hỏi
Hãy nêu giá trị dinh dưỡng và cách sử dụng quả chôm chôm.
Hãy nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm và các giống chôm chôm trổng ở địa phương.
Hãy nèụ các yêu câu kĩ thuật của việc gieo trổng, chăm sóc cây, thu hoạch quả chôm chôm, ơ địa phương em đã thực hiện các biện pháp kĩ thuật đó như thế nào ?