Bài số 15: Tả miền đất thân thương của quê hương em

  • Bài số 15: Tả miền đất thân thương của quê hương em trang 1
  • Bài số 15: Tả miền đất thân thương của quê hương em trang 2
  • Bài số 15: Tả miền đất thân thương của quê hương em trang 3
Bài số 15
Tả miền đất thân thương của quê hương em.
Bài ỉàm
Cù Lao Chàm
Nằm cách bờ biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) độ 15 ki-lô-mét, Cù Lao Chàm là quần đảo gồm có 8 đảo, mồi đảo mang một cái tên hết sức mộc mạc, dân dã: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mố, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông.
Hiện nay (2008) có khoảng trên 3.000 người đang làm ăn, sinh sống trên Cù Lao Chàm.
Cù Lao Chàm có khí hậu mát mẻ, hệ sinh thái động, thực vật khá phong phú, nguồn nước ngọt dồi dào; đặc biệt là nguồn hải sản và tài nguyên yến sào được trời ban tặng.
Cù Lao Chàm còn là một điểm du lịch kì thú. Từ phố cổ Hội An, theo sông Thu Bồn xuôi về Cửa Đại, bạn sẽ nhìn thấy Cù Lao Chàm hiện ra trên mặt biển mênh mông; đảo xa, đảo gần lung linh giữa màu xanh huyền ảo.
Hầu như đảo nào cũng có nhiều bãi tắm. nước trong xanh, cát vàng giòn, du khách tha hồ bơi lặn, vẫy vùng. Trên Cù Lao Chàm có rất nhiều di tích vãn hoá, lịch sừ như chùa Hải Tạng, Giếng Làng, Lăng ông, Miếu Bà, Miếu Ông Tổ nghề yến, Hang Bà, Hang Tò Vò, Hòn Bao Gạo, Suối Tình, Suối Mơ... Mỗi cảnh quan là một nét đẹp thiên nhiên hữu tình với bao huyền tích, huyền thoại, nghe kể mãi mà vẫn thích.
Những hôm đẹp trời, lúc mờ sáng hay chiều tà, biển xanh, trời xanh bao la, du khách được sống những giờ phút vô cùng thú vị khi được ngắm nhìn hàng vạn con chim yến như những chiếc thoi ngọc xinh xinh đang dệt biển. Con chim hiền lành và đáng yêu đã và đang đem lại sự giàu có và thanh bình yên vui cho Cù Lao Chàm thân thưong.
Lý Phú Xuân, 2B
Hội An - Quàng Nam
Bài đoc tham khảo
Làng chài Cửa Vạn
Làng chài Cửa Vạn nằm trong vùng Tùng Sâu thuộc vùng lõi của khu vực di sản văn hoá thế giới Hạ Long, chếch về hướng Đông Nam, cách bến tàu khách Bãi Cháy chừng 20 ki-lô-mét.
Làng chài Cửa Vạn thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cho đến thời điểm này (2008), Cửa Vạn có 176 hộ, gồm 733 nhân khẩu. Tất cả đều sống bang nghề chài lưới và nuôi trồng hải sản. Bà con sinh sống trên những nhà bè, to nhỏ khác nhau, hoặc lợp ngói, hoặc lợp tôn, tọa lạc trên những chiếc phao nổi có diện tích 30 - 40m2. Nhà cửa của hộ nào cũng khang trang sạch sẽ. Nước thải, rác thài được bà con xử lí một cách khoa học, văn minh và vệ sinh, thể hiện một nếp sống văn hoá tuyệt đẹp.
Nhiều gia đình có máy phát điện, có tiện nghi nhir bàn. ghế, tủ, ti-vi... sang trọng. Những đêm trăng, làng chài Cửa Vạn hiện lên trên mặt nước Hạ Long xanh biếc tựa như một thị trấn nơi Thuỷ cung.
Đánh bắt thuỷ hải sản thì bà con Cửa Vạn dùng thuyền lớn. Đi lại thì dùng thuyền nan nhỏ. Nghề nuôi cá lồng ngày một phát triển. Người sống ở trên, cá nuôi ở dưới. Mỗi lồng cá có hàng trăm, hàng nghìn con cá song, con nào cũng to, nặng hai, ba kí. Một tấn cá song có thể bán được trên dưới 200 triệu đồng. Nhiều gia đình trở nên giàu có.
Cho đến nay, bà con làng chài Cửa Vạn vẫn còn một số người chưa biết chữ. Trẻ con chưa đi học đã biết bơi, biết chèo thuyền.
Nét mới ở Cửa Vạn là ngôi trường nổi có 4 phòng học với diện tích 150m2, được neo đậu dưới chân núi Ngọc. Trường hiện có 7 lớp ghép. Các thầy, cô giáo đều rát trẻ và nhiệt tình; tất cả đều tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm. Cảnh học trò đến lớp mỗi sáng thật đông vui. Tiếng cười nói xôn xao. Tiếng mái chèo ào ạt cắt nước. Những em bé làng chài 7, 8 tuổi... da ngăm đen, mắt sáng khỏe mạnh, nhanh nhẹn... từ những chiếc thuyền nan bé tẹo bước vào lớp học, trông thật đáng yêu. Tiếng chào ríu rít cất lên làm nhộn nhịp cả một vùng biển lặng: “Con chảo thầy ạ...”, “Con chào cô ạ...”.
Cụ Hưu đã 86 tuổi, một trong những ngư dân đầu tiên lập làng nổi Cửa Vạn nói: “Từ ngày có trường học cho con cháu làng chài, gia đình nào cũng đều cảm thấy hạnh phúc; người giả như trẻ lại và khỏe thêm ra.
Nguyễn Đức Khuê
(Chân trời mới)