Giải Bài Tập GDCD 6 Bài 2: Siêng năng, kiên trì

  • Bài 2: Siêng năng, kiên trì trang 1
  • Bài 2: Siêng năng, kiên trì trang 2
  • Bài 2: Siêng năng, kiên trì trang 3
  • Bài 2: Siêng năng, kiên trì trang 4
  • Bài 2: Siêng năng, kiên trì trang 5
  • Bài 2: Siêng năng, kiên trì trang 6
  • Bài 2: Siêng năng, kiên trì trang 7
  • Bài 2: Siêng năng, kiên trì trang 8
  • Bài 2: Siêng năng, kiên trì trang 9
  • Bài 2: Siêng năng, kiên trì trang 10
BÀI
2.
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
Câu hỏi:
Qua câu truyện Bác Hồ tự học ngoại ngữ, em thấy Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng nước ngoài?
Hướng dẫn trả lời:
Bác Hồ của chúng ta biết được khá nhiều tiếng nước ngoài như: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, v.v...
® Câu hỏi:
Qua truyện trên, em thấy Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào?
Hướng dẫn trà lời:
Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (trong đêm). Bác nhờ những thuỷ thủ người Pháp giảng bài; viết 10 từ mới vào cánh tay để vừa làm, vừa nhẩm đọc; sáng sớm và buổi chiều tự học ở vườn hoa. Bác tra từ điển, nhờ người nước ngoài giảng.
® Câu hỏi:
Trong quá trình tự học, Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì?
Hướng dẫn trả lời:
Bác không được học ở trường. Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 - 18 giờ trong một ngày không có nhiều thời gian dành cho việc tự học. Bác học ngoại ngữ trong lúc vừa lao động kiếm sông vừa tìm hiểu cuộc sông các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng.
® Câu hỏi:
Bác Hồ đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào?
Hướng dẫn trả lời:
Bác Hồ đã vượt qua những khó khăn đó với tất cả lòng quyết tâm, nghị lực và sự kiên trì của mình.
B Câu hỏi:
Cách học ngoại ngữ của Bác thể hiện đức tính gì?
Hướng dẫn trả lời:
Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng và sự kiên trì.
® Câu hỏi:
Em có nhận xét gì qua câu chuyện Bác Hồ tự học ngoại ngũh!
Hướng dẫn trả lời:
Bác Hồ đã có lòng quyết tâm, siêng năng và sự kiên trì. Chính đức tính siêng năng đó giúp Bác Hồ thành công trong sự nghiệp. Đức tính đó của Bác là tấm gương cho các thế hệ con cháu Việt Nam noi theo.
Nội dung bài học
B Câu hỏi:
Em hãy kể tên những danh nhân nhờ có tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình.
Hướng dẫn trả lời:
Bác Hồ, nhà bác học Lê Quý Đôn, bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học - GS. Lương Định Của, nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, nhà văn Nga M.Gorki, nhà bác học Mendeleev...
Ẽ Câu hỏi:
Trong lớp học chúng ta, bạn nào có đức tính siêng năng trong học tập?
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tự liên hệ thực tế trong lớp học của mình để trả lời câu hỏi.
® Câu hỏi:
Theo em, người siêng năng là người thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Người siêng năng là người yêu lao động.
Là người miệt mài trong công việc.
Là người làm việc thường xuyên, đều đặn.
Là người làm tốt công việc không cần khen thưởng.
® Câu hỏi:
Em hãy nêu một vài biểu hiện của tính kiên trì.
Hướng dẫn trả lời:
Người có tính kiên trì là người chịu khó, nhẫn nại.
Người không ngại khó, ngại khổ.
Dù khó khăn, gian khổ vẫn làm hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ.
Ề Câu hỏi:
Thế nào là siêng năng?
Hướng dẫn trả lời:
Siêng năng là phẩm chất của con người, là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
B Câu hỏi:
Thế nào là kiên trì?
Hướng dẫn trả lời:
Kiên trì là sự quyết tâm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
0 Câu hỏi:
SiệMg năng, kiên trì là phẩm chất, đạo đức của mỗi người. Vậy, để đánh giá đúng đức tính này cần phải thông qua những hoat động cụ thể nào?
Hướng dẫn trả lời:
Biểu hiện của siêng năng, kiên trì thông qua những hoạt động cụ thể như học tập, lao động, các hoạt động khác của mỗi cá nhân, từ đó thấy được tinh thần nghiêm túc trong công việc của cá nhân đó.
Ễ Câu hỏi:
Những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập là:
Đi học chuyên cần;
Chăm chỉ làm bài;
Có kế hoạch học tập;
Bài khó không nản chí;
Tự giác học;
Không chơi la cà;
® Câu hỏi:
Những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động là:
Chăm làm việc nhà, chăm chỉ làm tốt công việc được giao;
Không ngại khó;
Miệt mài với công việc;
Tìm tòi sáng tạo.
s Câu hỏi:
Hãy nêu những biểu hiện siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động khác.
Hướng dẫn trả lời:
Kiên trì luyện tập thể dục thể thao;
Kiên trì đấu tranh phòng chông các tệ nạn xã hội;
Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xóa đói giảm nghèo, dạy chữ...
Tham gia tốt các hoạt động xã hội...
Ề Câu hỏi:
Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về siêng năng, kiên trì.
Hướng dẫn trả lời:
Có công mài sắt, có ngày nên kim.	»
Nói chín thì nên làm mười, Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
Miệng nói tay làm.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng.
Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn.
Mưa lâu thấm đất.
Ề Câu hỏi:
Trong trường em có bạn học sinh nào đã vượt lên những khó khăn trong cuộc sống, siêng năng, kiên trì để đạt kết quả cao trong học tập?
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh nêu tên cụ thể những bạn học sinh trong lớp hoặc trong trường mình.
Ê Câu hỏi:
Em hãy kể tên các nhà khoa học của thế kỉ XX, XXI thành đạt trên các lĩnh vực mà em biết.
Hướng dẫn trả lời:
- Với đề tài “Thạch tín trong học đường và học sinh”, cậu bé Nolan Kamitaki 14 tuổi của Trường Trung học Waiakea ở đảo Hawaii (Mĩ) đã đoạt danh hiệu “Nhà khoa học trẻ xuất sắc của năm” cùng giải thưởng lớn - học bổng trị giá 20.000 USD.
Nhà khoa học gốc Việt, tiến sĩ Võ Đình Tuấn, Viện trưởng Viện Vật lí Lượng tử Fitzpatrick của Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ), ông được xếp vào danh sách "100 thiền tài đương thời thế giới". (Theo Võ Đình Tuấn - Một trong 100 thiên tài đương đại, Tuổi trẻ online, ngày 31110/2001)
Eric Drexler sinh năm 1955 ở California và học ở Học viện Kĩ thuật Massachusetts, Mĩ. Năm 1986 ông cùng vợ Christine Peterson thành lập Viện Foresight và cống hiến những sáng kiến về nano.
Lisa Randall - Người giải thích lực hấp dẫn, sinh năm 1962 và lớn lên ở New York. Sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard, bà được nhận ghế giảng dạy tại Đại học Princeton và Học viện kĩ thuật Massachusets. Bà là người phụ nữ đầu tiên giữ vị trí này tại những trường đại học danh tiếng trên thế giới.
Craig Venter sinh năm 1946 ở Salt Lake City, Mĩ - Người giải mã bộ gene của đại dương.
Perelman sinh năm 1966 tại St. Petersburg - thiên tài toán học.
Marvin Minsky sinh năm 1927 ở New York, tốt nghiệp môn Toán tại Đại học Havard, ông lấy học vị tiến sĩ ở đại học Princeton. Minsky đã nhận được hàng loạt giải thưởng hàn lâm viện, và trước sau ông vẫn được xem là nhà tư tưởng tiên phong của công việc nghiên cứu trí thông minh nhân tạo.
Richard Dawkins sinh năm 1941 ở Kenia. Lĩnh vực chuyên môn của Dawkins là nghiên cứu thái độ cư xử của người và động vật, còn được gọi là động vật tính học hoặc nhân tính học. Ông học tại Đại học Oxford, nơi ngày nay ông là giáo sư. Dawkins là một trong những tác giả viết sách về sinh học thành công và nhiều ảnh hưởng nhất. Thậm chí Đại học Oxford đã lập ra giải thưởng Dawkins dành cho những nhà nhân tính học đặc biệt giỏi.
- Nhà khoa học nữ - tiến sĩ Nguyễn Thị Nga, phó giám đốc khoa học chi nhánh phía Nam của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, người đã mang lại cho nông dân có thêm lựa chọn về kinh doanh cá trê vàng tam bội, đã sử dụng công nghệ hoá - sinh học để xử lí làm sạch nước biển ở Khu du lịch Suôi Tiên. Và mới đây, chị được mệnh danh là "nữ tiến sĩ cá heo Việt Nam'.
18 Câu hỏi:
Em hãy kể một tấm gương làm giàu từ sức lao động của chính mình nhờ siêng năng và kiên trì.
Hướng dẫn trả lời:
CÁCH LÀM GIÀU CỦA MỘT cựu CHIẾN BINH
Chiến đấu trên chiến trường miền Nam thời chông đế quốc Mĩ, rồi làm nghĩa vụ quốc tế ở nước bạn Campuchia xong, cựu chiến binh (CCB) Đào Quốc Việt trở về xã Phương Đông, thị xã Uông Bí (Quảng Ninh), bắt tay vào làm kinh tế gia đình từ hai bàn tay trắng.
Sau khi nhận ít ruộng làm nông nghiệp, được địa phương và bà con giúp đỡ, CCB Việt quyết định vay mượn mua cặp bò chăn nuôi. Cặp bò ấy sinh sôi dần thành cả chục con, anh Việt bán bớt bò lấy tiền đầu tư nuôi ba đàn lợn nái cùng một số lợn thịt. Dùng tiền thu từ bò, từ lợn, anh mua đôi hươu về nuôi thí điểm, và mày mò học cách nuôi. Sự cố gắng của anh đã được đền bù, hươu đã sinh sản và lần đầu tiên anh đã thu được 5 lạng nhung hươu, bán 1 triệu đồng một lạng.
Cùng với chăn nuôi, CCB Việt đầu tư mua một chiếc máy cày vừa để phục vụ nhu cầu gia đình, vừa cày và vận chuyển vật liệu thuê nâng cao thu nhập. Anh tiếp tục nhận trồng 300 cây keo lấy gỗ và một số loại cây ăn quả như vải thiều, táo lai... Bây giờ gia đình CCB Việt thường xuyên canh tác hơn một mẫu ruộng, mỗi năm thu hoạch 3 tấn thóc.
Làm được như thế, ngoài sự siêng năng, kiên trì với tinh thần vượt khó vươn lên, CCB Việt còn là người năng động, biết tổ chức công việc, sắp xếp hợp lí, bảo đảm cho mọi người trong nhà đều có việc làm kể cả lúc đông vụ cũng như khi nông nhàn.
Ở chiến trường trở về chỉ với hai bàn tay trắng, được liệt vào hộ nghèo, CCB Đào Quốc Việt đã trở thành một nông dân có thu nhập hằng năm từ 40 đến 50 triệu đồng, được nêu gương trong phong trào CCB làm kinh tế giỏi ở địa phương.
® Câu hỏi:
Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào trái với siêng năng, kiên trì?
Cần cù chịu khó.
Lười biếng, ỷ lại.
Tự giác làm việc.
Việc hôm nay đế đến ngày mai.
Đùn đẩy, trôn tránh.
Nói ít làm nhiều.
Cẩu thả, hời hợt.
Hướng dẫn trả lời:
Trái với siêng năng, kiên trì là biểu hiện ở đáp án b, d, e, g.
Ề Câu hỏi:
Ý nghĩa của sự siêng năng, kiên trì?
Hướng dẫn trả lời:
Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực cuộc sông.
Bài tập
Bài tập 1:
Hãy đánh dấu X vào ô trông tương ứng những câu thể hiện tính siêng năng.
a) Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
b) Hà muốn học giỏi Toán, nên ngày nào cũng làm bài tập.
c) Gặp bài tập khó Bắc không làm.
d) Đến phiên trực nhật lớp, Hồng toàn nhờ bạn làm hộ.
e) Phi tự giác nhặt rác trong lớp.
f) Chưa làm xong bài tập, Lâm đã đi chơi.
g) Long giúp mẹ chăm sóc em, nấu cơm.
Hướng dẫn trả lời:
Đánh dấu X vào các câu: a, b, e, g
Bài tập 2:
Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau đây, câu nào nói về sự siêng năng, kiên trì?
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Nói chín thì nên làm mười, Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
Siêng làm thì có.
Siêng học thì hay.
Miệng nói tay làm.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng.
Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn.
Mưa lâu thấm đất.
Liệu cơm gắp mắm.
Chẳng lo trước, ắt lụy sau.
Thắt lưng, buộc bụng.
Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.
Tay quai miệng trễ.
Hướng dẫn trả lời:
Những câu tục ngữ, thành ngữ nói về sự siêng năng, kiên trì:
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Nói chín thì nên làm mười, Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
Siêng làm thì có.
Siêng học thì hay.
Miệng nói tay làm.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng.
Khen nết hay làm, ai khen nết hay ãn.
Mưa lâu thấm đất. -Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.
Bài tập 3:
Em hãy tự đánh giá mình đã siêng năng và kiên trì hay chưa qua những biểu hiện sau:
Học bài cũ
Làm bài mới.
Giúp mẹ (nấu cơm, quyét nhà, chăm sóc em).
Rèn luyện thân thể.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tự đánh giá.