Giải Bài Tập GDCD 6 Bài 5: Tôn trọng kỉ luật

  • Bài 5: Tôn trọng kỉ luật trang 1
  • Bài 5: Tôn trọng kỉ luật trang 2
  • Bài 5: Tôn trọng kỉ luật trang 3
  • Bài 5: Tôn trọng kỉ luật trang 4
  • Bài 5: Tôn trọng kỉ luật trang 5
  • Bài 5: Tôn trọng kỉ luật trang 6
BÀI
5.
TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
Truyện đọc
Giữ luật lệ chung
Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
® Câu hỏi:
Qua chuyện Giữ luật lệ chung, em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Bác bỏ dép trước khi đi qua ngưỡng cửa đế’ vào chùa.
Bác đi theo sự hướng dẫn của các vị sư.
Bác đến mỗi gian thờ, thắp hương.
Qua ngã tư đèn đỏ, Bác bảo chú lái xe dừng lại.
Khi đèn xanh bật lên mới đi.
Bác dặn chú cảnh vệ: “Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông”.
® Câu hỏi:
Những việc làm trên của Bác chứng tỏ điều gì?
Hướng dẫn trả lờỉ:
Những việc làm đó chứng tỏ mặc dù là Chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác Hồ đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho mọi công dân. Những quy định đó không phân biệt trình độ, chức vụ, tuổi tác mà là một công dân thì phải thực hiện.
Nội dung bài học
Thế nào là tôn trọng kỉ luật, biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật?
Ề Câu hỏi:
Theo em, trong gia đình có cần sự tôn trọng kỉ luật không?
Hướng dẫn trả lời:
Trong gia đình rất cần có sự tôn trọng kỉ luật. Kỉ luật của gia đình thể hiện nề nếp, gia phong của gia đình đó.
B Câu hỏi:
Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật trong gia đình như thế nào? Hướng dẫn trả lời:
Ngủ dậy sớm đúng giờ.
Đi học về nhà đúng giờ, không la cà.
Đồ đạc để ngăn nắp, đúng nơi quy định.
Thực hiện đúng thời gian biểu đã được vạch sẵn, không cần sự kiểm tra của cha mẹ, anh chị.
Hoàn thành công việc mà cha mẹ, anh chị giao cho với tinh thần tự giác.
H) Câu hỏi:
Sự biểu hiện tôn trọng kỉ luật trong nhà trường của em thể hiện như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Ra vào lớp đúng quy định (xin phép thầy cô giáo);
Làm đầy đủ bài tập;
Trật tự khi thầy cô giáo giảng bài;
Thực hiện đúng nội quy của nhà trường: nghỉ học phải có đơn xin phép (có chữ kí cha mẹ), mặc đồng phục, mang khăn quàng (hoặc đeo huy hiệu đoàn), đi giày, dép có quai hậu.
Không ăn quà vặt, không vẽ bậy lên bàn, không nói tục, chửi thề;
Không quay cóp, không trao đổi, không sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra;
Không gây gổ đánh nhau.
Bi Câu hỏi:
Những biểu hiện tôn trọng kỉ luật khi ỏ' ngoài xã hội?
Hướng dẫn trả lời:
Giữ gìn, thực hiện nếp sông văn minh nơi công cộng, không hút thuốc lá, không gây mất trật tự, làm mất vệ sinh, vứt rác bừa bãi...
Đảm bảo đúng nội quy khi đến thăm quan, học tập, vui chơi ở những nơi như bảo tàng, thư viện, công viên, rạp hát, trung tâm văn hóa...
Bảo vệ môi trường, bảo vệ của công;
Thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông: đi bên phải không lạng lách đánh võng, đi xe hàng hai hàng ba, đua xe, không vượt đèn đỏ, phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy...
B Câu hỏi:
Em có nhận xét gì qua những việc làm cụ thể để thực hiện tôn trọng kỉ luật?
Hướng dẫn trả lời:
Tôn trọng kỉ luật là tự mình thực hiện những quy định chung, thực hiện ỏ' mọi nơi, mọi lúc.
B Câu hỏi:
Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
Hướng dẫn trả lời:
Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội,... ở mọi nơi, mọi lúc.
® Câu hỏi:
Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là sự tự giác, chấp hành mọi sự phân công của tập thể, chấp hành những quy định chung dù người đó là ai.
® Câu hỏi:
Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu mọi người tôn trọng kỉ luật thì cuộc sông gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.
Có kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội... ổn định và phát triển.
Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà còn bảo đảm lợi ích của bản thân và giúp xã hội tiến bộ.
® Câu hỏi:
Em hãy phân biệt tôn trọng kỉ luật với pháp luật.
Hướng dẫn trả lời:
Những quy định, nội quy của kỉ luật là do gia đình, nhà trường, các cơ quan, tổ chức xã hội... đề ra, còn pháp luật là quy định chung do Nhà nước đề ra.
® Câu hỏi:
Biểu hiện của việc tôn trọng kỉ luật và chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Một người khi tham gia giao thông có ý thức dừng xe khi có đèn đỏ, đi đúng làn đường, đúng tôc độ quy định... là tôn trọng kỉ luật. Còn pháp luật bắt buộc người đó phải làm (kể cả người đó không muốn) vì không thực hiện sẽ bị xử phạt.
ì Câu hỏi:
Em hãy lập bảng so sánh giữa tôn trọng kỉ luật và pháp luật.
Hướng dẫn trả lời:
Bảng so sánh giưa tôn trọng kỉ luật và pháp luật:
Tôn trọng kỉ luật
Tôn trọng pháp luật
Quy định, nội quy
#
Do nhà trường, tổ chức xã hội... đề ra.
#
Tự giác
#
Nhắc nhở, phê bình
Quy tắc xử sự chung
#
Nhà nước đặt ra.
#
Bắt buộc
#
Xử phạt
i Câu hỏi:
Em có biết câu khẩu hiệu nào nhắc nhở mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật không?
Hướng dẫn trả lời:
“Sông và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
Ề Câu hỏi:
Em hãy giải thích câu khẩu hiệu “Sông và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
Hướng dẫn trả lời:
Khẩu hiệu nhắc nhở mọi người trong cuộc sông và trong công việc phải chấp hành đúng những quy định của hiến pháp và pháp luật mà Nhà nước đã ban hành. Đó là trách nhiệm của mọi công dân, vì lợi ích của bản thân và cộng đồng, mỗi công dân đều cần thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Bài tập
Bài tập 1:
Em hãy đánh dấu X vào ô trông tương ứng với những hành vi thể hiện tính kỉ luật.
1) Đi xe vượt đèn đỏ.
2) Đi học đúng giờ.
3) Đọc báo trong giờ học.
4) Đi xe đạp hàng ba.
5) Đá bóng dưới lòng đường.
6) Viết đơn xin phép nghỉ một buổi học.
7) Đi xe đạp đến cổng trường, xuống xe rồi dắt vào sân trường.
Hướng dẫn trả lời:
Đánh dấu vào câu 2, 6, 7
Bài tập 2:
Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Em không đồng ý với ý kiến đó, bởi vì: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Nếu một tập thể làm nhiệm vụ không có tổ chức, kỉ luật, ai muốn làm gì thì làm thì sẽ trở thành hỗn loạn. Trong tình huống ấy, mọi người không thể sống yên ổn mà làm việc được. Nếu trong một tổ chức mọi người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ yên tâm và có tự do để làm việc.
Bài tập 3:
Em hãy SƯU tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về tính kỉ luật.
Hướng dẫn trả lời:
Tục ngữ:
+ Phép vua thua lệ làng.
+ Nhập gia tùy tục.
Ca dao:
Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.