Giải Bài Tập GDCD 6 Bài 3: Tiết kiệm

  • Bài 3: Tiết kiệm trang 1
  • Bài 3: Tiết kiệm trang 2
  • Bài 3: Tiết kiệm trang 3
  • Bài 3: Tiết kiệm trang 4
  • Bài 3: Tiết kiệm trang 5
  • Bài 3: Tiết kiệm trang 6
  • Bài 3: Tiết kiệm trang 7
BÀI
3.
TIẾT KIỆM
Truyện đọc
Thảo và Hà
Tìm hiểu nội dung truyện đọc
® Câu hỏi:
Qua câu chuyện Thảo và Hà chúng ta thấy Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không?
Hướng dẫn trả lời:
Thảo và Hà đều xứng đáng để được mẹ thưởng tiền, vì cả hai đã có kết quả học tập tốt.
Ề Câu hỏi:
Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
Hướng dẫn trả lời:
Thảo từ chối khi mẹ đề nghị thưởng tiền để Thảo đi chơi với các bạn, vì Thảo thương mẹ, hiểu sự khó khăn của gia đình nhà nghèo, mẹ phải tần tảo vất vả nuôi 3 chị em Thảo, Thảo hiểu và thông cảm cho mẹ nên không đòi hỏi gì.
Ề Càu hỏi:
Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
Hướng dẫn trả lời:
Việc làm của Thảo thể hiện đức tính tiết kiệm.
® Câu hỏi:
Em hãy phân tích diễn biễn trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo.
Hưởng dẫn trả lời:
+ Trước khi đến nhà Thảo: Hà vô tư nhận tiền thưởng của mẹ đưa cho không một chút suy nghĩ gì.
+ Sau khi đến nhà Thảo: Qua những gì Thảo nói với mẹ, Hà đã ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ mình nhiều hơn.
® Câu hỏi:
Suy nghĩ của Hà thế nào? Thể hiện điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Hà hối hận, Hà càng thương mẹ nhiều hơn, Hà tự hứa với mình từ nay không đòi tiền mẹ nữa mà phải biết tiết kiệm trong tiêu dùng hằng ngày để đỡ đần bô" mẹ.
® Câu hỏi:
Em cho biết ý kiến của mình về hai nhân vật Hà và Thảo.
Hướng dẫn trả lời:
Hà và Thảo cả hai đều học giỏi, đạt kết quả cao trong học tập. Thảo đại diện cho các bạn nhỏ lao động chăm chỉ để kiếm tiền phụ giúp gia đình và để có tiền ăn học.
Hà là đại diện cho các bạn có những đòi hỏi vượt quá khả năng gia đình mình. Song Hà đã sớm nhận khuyết điểm của mình và quyết tâm sữa chữa để thành người con hiếu thảo.
Nội dung bài học
Ề Câu hỏi:
Qua câu chuyện trên, em thấy Thảo đã tiết kiệm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Thảo đã tiết kiệm tiền bạc do sức lực của mình và gia đình làm ra.
® Câu hỏi:
Theo em, ngoài tiết kiệm tiền bạc trong cuộc sông, chúng ta cần tiết kiệm gì nữa không?
Hướng dẫn trả lời:
Ngoài tiết kiệm tiền bạc, chúng ta cần phải tiết kiệm thời gian, công sức, tiết kiệm trong tiêu dùng (điện, nước...).
Ề Câu hỏi:
Thế nào là tiết kiệm?
Hướng dẫn trả lời:
Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.
Ề Câu hỏi:
Nêu những biểu hiện của tiết kiệm.
Hướng dẫn trả lời:
Không lãng phí tiền của Nhà nước, của gia đình và của bản thân, chi tiêu có kế hoạch.
Biết quý trọng thời gian, làm việc có khoa học.
Biết quý trọng sức lực của mình.
Biết quý trọng kết quả lao động của mình và của người khác...
Ề Câu hỏi:
Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và xã hội có lợi ích gì?
Hướng dẫn trả lời:
Tiết kiệm đem lại cuộc sông ấm no hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Tiết kiệm thì dân giàu nước mạnh.
B) Câu hỏi:
Ý nghĩa của tiết kiệm?
Hướng dẫn trả lời:
Tiết kiệm là làm giàu cho mình, cho gia đình, xã hội.
Thể hiện sự trân trọng sức lao động, của cải của bản thân và người khác.
® Câu hỏi:
Những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm?
Hướng dẫn trả lời:
Tiêu xài hoang phí tiền bạc của cha mẹ, tiền bạc của Nhà nước.
Làm thất thoát tài sản, tiền của Nhà nước.
Tham ô, tham nhũng.
Các công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng.
Không tiết kiệm thời gian, la cà các hàng quán, bớt xén thời gian làm việc tư...
Hoang phí sức khoẻ vào những cuộc vui vô bổ...
® Câu hỏi:
Đảng, Nhà nước ta đã có lời kêu gọi tiết kiệm như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
“Tiết kiệm là quốc sách”. Cấm sử dụng phương tiện của Nhà nước như: xe ô tô vào mục đích cá nhân; cấm sử dụng tiền của của Nhà nước tổ chức tiệc tùng, liên hoan...
® Câu hỏi:
Em đã tiết kiệm như thế nào trong gia đình?
Hướng dẫn trả lời:
Ăn mặc giản dị.
Tiêu dùng đúng mức.
Không lãng phí phô trương.
Không lãng phí thời gian.
Không làm hư hỏng đồ dùng do cẩu thả, có ý thức bảo vệ tài sản.
Không lãng phí điện, nước.
Tận dụng đồ cũ, thu gom phế liệu, giấy vụn...
® Câu hỏi:
Em đã tiết kiệm như thế nào khi ở lớp, ở trường?
Hướng dẫn trả lời:
Có ý thức giữ gìn bàn ghế.
Tắt quạt, điện khi ra về.
Dùng nước xong khóa lại.
Không vẽ bậy trên bàn ghế, làm bẩn tường.
Có ý thức bảo vệ tài sản chung, không làm hư hỏng.
Ra vào lớp đúng giờ.
Không ăn quà vặt.
B Câu hỏi:
Em đã có ý thức rèn luyện tiết kiệm như thế nào khi ở ngoài xã hội?
Hướng dẫn trả lời:
Có ý thức giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
Thu gom giấy vụn, sách báo cũ.
Có ý thức tiết kiệm điện nước nơi công cộng.
Không hái hoa khi vào công viên.
Không làm thất thoát tài sản xã hội.
® Câu hỏi:
Trường em đã có những phong trào gì thể hiện sự tiết kiệm?
Hướng dẫn trả lời:
Trường em đã có những phong trào thu gom giấy vụn, sách báo cũ ủng hộ Hội người mù.
Phong trào tiết kiệm tiền quà sáng giúp đỡ bạn nghèo vượt khó trong học tập.
’ Quyên góp áo quần ủng hộ đồng bào vùng cao khi trời lạnh giá.
Quyên góp sách vở giúp đỡ những bạn học sinh ở những vùng bị thiên tai lũ lụt.
B Câu hỏi:
Bản thân em đã thực hành tiết kiệm như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Giữ gìn quần áo, sách vở để có thể dùng được lâu dài.
Tiết kiệm tiền ăn sáng.
Tiết kiệm điện, nước ở nhà, ở trường cũng như những nơi công cộng.
- sắp xếp thời gian để vừa học tốt, vừa giúp đỡ được bố mẹ trong các công việc gia đình.
Bài tập.
Bài tập 1:
Hãy đánh dấu X vào các ô trông tương ứng với thành ngữ, ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm.
a) Năng nhặt, chặt bị.
b) Cơm thừa, gạo thiếu.
c) Góp gió thành bão.
d) Của bền tại người.
e) Vung tay quá trán.
g) Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.
h) Ăn phải dành, có phải kiệm.
i) Tích tiểu thành đại.
k) Ăn chắc mặc bền.
Hướng dẫn trả lời:
Đánh dấu X vào các câu: a, c, d, h, i, k Bài tập 2:
Em hãy giải thích câu thành ngữ sau đây:
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.
Hướng dẫn trả lời:
Làm ra nhiều mà phung phí không bằng nghèo mà biết tiết kiệm.
Bài tập 3:
Em hãy SƯU tầm những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm.
Hướng dẫn trả lời:
- Nên ăn có chừng, dùng có mực.
Thắt lưng, buộc bụng.
Chẳng lo trước, ắt lụi sau.
Tích tiểu thành đại.
Bài tập 4:
Em hãy tìm một câu danh ngôn, thành ngữ, ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tự tìm câu trả lời thích hợp.