THỂ LOẠI TẢ CON VẬT, CÂY CỐI, ĐỒ VẬT

  • THỂ LOẠI TẢ CON VẬT, CÂY CỐI, ĐỒ VẬT trang 1
  • THỂ LOẠI TẢ CON VẬT, CÂY CỐI, ĐỒ VẬT trang 2
  • THỂ LOẠI TẢ CON VẬT, CÂY CỐI, ĐỒ VẬT trang 3
  • THỂ LOẠI TẢ CON VẬT, CÂY CỐI, ĐỒ VẬT trang 4
  • THỂ LOẠI TẢ CON VẬT, CÂY CỐI, ĐỒ VẬT trang 5
  • THỂ LOẠI TẢ CON VẬT, CÂY CỐI, ĐỒ VẬT trang 6
THỂ LOẠI TẢ CON VẬT, CẴY CỐI Dồ VẬT
BẠN NHỎ ĐÁNG YÊG
Ngày nào cũng vậy, đúng giờ ấy, con chim sâu bé nhỏ lại vút bay đến vườn cây này. Nó biến nhanh vào lùm cây, mất hút. Kìa, chim lại ló ra. Cái mỏ nhỏ xinh xinh quệt quệt. Thoáng gió, nó phóng thẳng lên cành cao, nhìn ngang, quay ngược cứ thoăn thoắt. Chú chim sâu vắt mình lắt leo như một quả táo xanh. Nó làm xiếc nhanh và nhẹ ghê! Bỗng chim buông mình như trái chín rụng. Rồi vèo cái, nó đã lại tung người lên cành hồng, mố mổ. Cành hồng chỉ hơi lay động. Đóa hồng nhung rung rinh miệng đỏ như cười. Chim chưa có thì giờ ngắm hoa. Thoắt cái, nó chuyến sang khóm nhài. Nó biến thành cái lá rập rờn trong bụi cây xanh cuối vườn. Cứ thê chú chim sâu chăm chỉ bay, nhảy, bới tìm không biết mệt. Bắt hết sâu to, sâu nhỏ mà chim không hề làm hỏng một cái lá, một cánh hoa. Không một lá xanh rụng, không một cánh hồng rơi.
Trước khi tạm rời khu vườn, chim hót mấy tiếng vui tai chào đón ánh mai hồng. Nhiều chim khác cùng cất lên lời ca. Khúc nhạc chim gọi nắng ấm quàng khăn đỏ cho vườn cây xanh tươi.
Tất cả hoa, lá trong vườn hớn hở vẫy chào người bạn nhỏ đáng yêu ấy.
Theo Trần Đồng Minh
(Báo Khăn quàng đỏ)
CHÀNG GÀ CHỌI
Chàng gà chọi đứng thẳng người, hai cái cẳng chân cứng như hai thanh sắt, phủ đầy những vảy lớn sắc vàng bóng. Đôi bắp đùi chắc nịch, gân lên từng thớ thịt. Chàng chỉ có lông trố’ ra hai cánh, ở trên lưng, và lơ phơ mấy chiếc quàn dưới bụng. Lông ấy được xén, cắt thực gọn. Đầu chàng to và hung dữ như dáng một chiêc nắm đấm. Cái cố bạnh và hai bắp đùi thì đế lộ ra. Da chàng đỏ gay, đỏ hắt, đỏ tía, đỏ bóng lên như có quét một lớp sơn thắm. Mặt chàng lùi sùi những mào, những tai, những mấy cái ria mép tím lịm như mặt anh say rượu. Một bên mat thì lốp mịt mờ còn một bên cứ chớp chớp nháy nháy cái tròng vàng hoe.
Lúc gã đi, hai đầu cánh nhô lên, thụt xuống rõ ra diện của một anh chàng cuồng võ, lúc nào cũng chỉ ngứa ngáy chân tay.
Buổi sớm, khi cậu gà ri te tái ở trong chuồng ra, dẫn đầu cho ba chị gà, một bác ngan với một lũ con lip chip và mấy thím vịt, thì ở nơi góc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền sân đất. Chàng không ngủ trong chuồng với những con gà khác ấy.
Chúng làm quẩn chân. Bởi vì chàng cao quá, đầu dụng tới tận nóc chuồng, nếu phải đứng khom cố thì chàng chịu, không thể khom khom được.
Chàng đưa mắt nhìn quanh sân một lượt rồi vỗ đồm độp đôi cánh, lấy gân thẳng hai chân, cong bạnh cái cần cố’ và phườn ngực ra gáy lên một hồi... cô... cô... cô...!
Tiếng gáy mới to khiếp. Nghe ồ ồ như tiếng nước mưa rào chảy vào trong một vành cống hẹp:
Côôô... côô... cô... ô...
Những thím vịt nhút nhát, luông cuống đôi chân, nghiêng một bên má để liếc mắt lên trời, ra điệu cạc cạc một hồi ầm ĩ như muốn kêu: “Ai cứu tôi với! Cục! Cục! Cạc!”.
Tô Hoài - (Trích Một cuộc bể dâu)
CÂY TRÁM ĐEN
ơ đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trừi rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn tỏa như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xòe tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.
Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chí bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt.
Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay côm.
Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.
Theo Vi Hồng, Hồ Thùy Giang CÂY SỒI GIÀ
Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười!
Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, tỏa rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy nhừng ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vó cứng già hàng thê kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ây.
Theo Lep Tôn-xtôi
CÂY TRE
Thân tre vừa tròn lại vừa gai góc. Trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực em, búp vượt quá đầu em. Em cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút, ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
Bùi Ngọc Sơn
CÂY ĐA QGÊ HƯƠNG
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một tòa cổ kính hơn là cả một thân cây. Chín,
mười đứa bé chúng tôi bát tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hồ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì, có khi tưởng chừng như ai cười ai nói trong cành lá.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu bắt đầu ra về, lững thững từng bước nặng nề, bóng sừng trâu dưới ánh chiều, kéo dài lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Nguyễn Khắc Viện
HAI CÂY PHONG
...“Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hắn. Chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chứa chan những lời ca êm đềm. Dù ta có tới đây lúc nào: ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một đám lửa vô hình. Có khi hai cây phong bỗng im lặng một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi nhưng thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với giông bão, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tâm thân deo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bôh cháy rừng rực. Và trong tiếng gầm bất khuất của chúng, ngỡ chừng như nghe thấy lời thách thức ngỗ ngược! “Không, đừng hòng bắt ta khom lưng khuất phục, đừng hòng bẻ gãy thân ta...”
T. Ai-ma-tốp - (Trích Người thầy đầu tiền)
CÂY CHGÕI MẸ
Mới ngày nào nó chí là cày chuôi con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuôi to, đĩnh đạc, thân bàng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thầm. Chưa được 
bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuôi bé xíu mọc lên từ bao giờ. cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.
Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuôi nghiêng hẳn về một phía.
Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.
Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bàng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?
Không, cây chuôi mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.
Phạm Đình Ân
CÁI GIÁ SÁCH
Tôi đến nhà Xtác-đi, ở ngay trước mặt trường, trông cái giá sách của cậu ấy, thật tôi thấy thèm quá.
Xtác-đi không giàu, cậu ấy không thế’ mua được nhiều sách, nhưng cậu bảo quán giữ gìn sách học rất cân thận. Khi bô cậu thấy cậu ham mê sách liền mua cho cậu một cái giá nhiều tầng rất xinh, bằng gỗ hồ đào, có rèm xanh và đem tất cả sách thuê đóng bìa theo màu mà cậu thích. Khi kéo rèm lên, người ta thấy ba hàng sách hiện ra đủ các màu sắc, rất có thứ tự, tên sách óng vàng in trên gáy. Có truyện trẻ em, truyện du lịch, có thơ. Xtác-đi rất thạo cách sắp xếp các quyển sách theo màu sắc, quyển trắng cạnh quyển đỏ, màu vàng cạnh màu đen, màu trổng cạnh màu xanh, đứng xa mà nhìn thật là hài hòa. Thinh thoảng cậu lại theo đổi cách hòa hợp các màu sắc. Cậu luôn luôn chăm nom sách, phải sạch bụi bặm, giở ra xem xét, kiêm tra các mối chi đóng sách. Có thể nói là sách của cậu đều mới tinh, còn tôi thì tôi làm hỏng tất cả các sách của mình.
Trích theo A-mi-xi
CÔ CHỔI RƠM
Trong họ hàng nhà chối thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Ao của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như là áo len vậy.
Tuy bé nhưng Chổi Rơm rất được việc. Ngày hai lần, chị Thùy Linh mang chổi ra quét nhà. Chỉ quét nhà thôi, còn sân vườn đã có chổi khác cứng hơn.
Chị rất quý. Chổi Rơm. .Chị đã nhờ bà đóng cho chiếc đinh sau cánh cửa. Mỗi lần quét nhà xong, chị treo Chổi Rơm lên đấy vừa đỡ ẩm chổi, lại gọn nhà. Thế là sau những lần lao động mệt nhọc, Chổi Rơm được nằm yên ngủ một giấc ngon lành.
(.Tiếng Việt 2, Tập một - NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000)
CHÓ BIM
Bìm sinh ra thì mình lại trắng với những lấm tấm hung hung sém, thậm chí gần như rõ rệt nữa. Chỉ có một tai và một chân là quả thật đem như cánh quạ mà thôi, còn tai kia thì màu hung nhạt. Nói chung thì với đôi tai khác màu như thế và với sắc lông sém dưới đôi mắt to thông minh màu cánh gián thẫm, cái mõm Bim trông dễ thương và dễ nhận hơn.
Chủ nhìn người nào với ý tốt thì đối với Bim người ấy từ giây phút đó thành quen biết. Nếu chủ ngó ai với cặp mắt ác cảm thì thậm chí nó cũng nổi đóa lên. Nhưng Bím không hề cắn ai bao giờ, dù bị giẫm lên đuôi. Ban đêm khi có người lạ đến nhà thì nó sủa để báo trước, nhưng tuyệt nhiên không cắn. Nó thuộc giống chó thông minh mà!
Bim thông minh đến nỗi tự biết cào cửa để người ta mở ra cho. Nó đứng lên hai chân sau, cào vào cửa, kêu ăng ẵng như cầu xin và cánh cứa mơ ra.
...Chợt Bim đi chậm lại, đứng khựng một giây rồi lại chậm rãi bước đi. Trông cử động của nó có cái gì như của giống mèo mềm mại, thận trọng và uyển chuyền. Bây giờ nó đã hạ đầu thấp xuống ngang tầm với toàn thân, mồi bộ phận trong cơ thế nó đều căng ra, cả cái duôi duỗi dài phú lông lượt thượt đều tập trung vào việc đánh hơi.
Trích theo GA-VƠ-RIN TƠ-RÊ-E-PÔN-XKI