Đề 24: Người công nhân, người nông dân, người chiến sĩ quân đội vốn là những hình ảnh gần gũi, thân thuộc đối với em. Em hãy viết một bài văn tả người nói về một anh (hay chị) công nhân (hoặc nông dân hay chiến sĩ quân đội) mà em quen biết

  • Đề 24: Người công nhân, người nông dân, người chiến sĩ quân đội vốn là những hình ảnh gần gũi, thân thuộc đối với em. Em hãy viết một bài văn tả người nói về một anh (hay chị) công nhân (hoặc nông dân hay chiến sĩ quân đội) mà em quen biết trang 1
  • Đề 24: Người công nhân, người nông dân, người chiến sĩ quân đội vốn là những hình ảnh gần gũi, thân thuộc đối với em. Em hãy viết một bài văn tả người nói về một anh (hay chị) công nhân (hoặc nông dân hay chiến sĩ quân đội) mà em quen biết trang 2
24: Người cõng nhân, người nông dân, người chiến sĩ quân đội vốn là những hình ảnh gần gũi, thán thuộc dối với em. Em hãy viết một bài văn tả người nói về một anh (hay chị) công nhân (hoặc nông dân hay chiến sĩ quân đội) mà em quen biết.
Sáng nay, trước khi đi làm, anh Kim dặn em mọi việc rồi mới đi. Nhà máy anh làm ở phía trước mặt kia kìa, chiếc ông khói khổng lồ của nhà máy đang nhả những luồng khói quyện với trời mây... Em hỏi anh Kim: “Sao anh di sớm thế?”. Anh cười và trả lời: “Đi sớm dể chuẩn bị thay ca em ạ!”.
Anh Kim có thân hình vạm vỡ, chắc nịch trong bộ quần áo xanh công nhân. Đôi mắt anh mở to, tinh nghịch, ẩn dưới cặp lông mày rậm. Mái tóc đen nhánh. Cái miệng hợp với khuôn mặt. Đôi môi tươi đỏ. Phía trán bên trái anh có một vết sẹo nhỏ. Đó là vết sẹo ngày nhỏ khi anh trèo ổi bị ngã. Chiếc cằm anh hơi lẹm.
Đầu anh đội chiếc mũ xanh công nhân, phía trước có ngôi sao vuông tự vệ. Lồng ngực anh nở căng sau tấm áo xanh, phía bên trái em thấy lấp lánh tâm huy hiệu Đoàn. Chiếc thắt lưng to bản bó chặt làm cho người anh gọn ghẽ. Anh thường đi đôi giày cao cổ.
Anh Kim là tố trưởng lái xe của nhà máy, những chiếc xe sơn màu xanh nhạt có thùng bàng sắt cong mà ta thường gọi là “xe ben”. Anh là tố trưởng đã mười lăm năm mà cả tổ xe không để xảy ra tai nạn, không cái xe nào phải “dại tu”. Năm nay tổ anh được công nhận: “Tổ lao động xã /lội chủ nghĩa”. Các anh luôn hoàn thành và vượt mức kê hoạch. Hàng ngày anh thường đi sớm hơn một chút, về muộn hơn một chút đê’ kiểm tra, sắp xếp xe cộ.
Sáng nào anh cũng dậy sớm, tập thê’ dục và gọi em cùng tập chạy một trăm mét. Buổi đầu, anh chạy từ từ để đợi mà em cũng phải “thở ra dường tai” mới theo kịp.
Một hôm, em đang ngồi viết, anh Kim về trông thấy và bảo: “Em ngồi như thế là không đúng!” Anh nói tiếp: “Ai lại viết mà nằm bò ra bàn như thế! Mai kia bị vẹo cột sống thì dù văn hóa cao củng chưa chắc đã giúp ích dược gỉ cho xã hội đáu em ạ!”. Em nghe lời anh. Từ đó, em không bao giờ còn ngồi như thế nữa.
Bây giờ, anh Kim đã đi bộ đội rồi. Trước khi lên đường, anh dặn em: “Anh đi, em ở nhà phải ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ, chăm học, chăm làm, em nhé!”. Bô mẹ cũng đã nhắc nhở anh Kim: “Con đi hãy tiếp nối truyền thống của gia đình công nhân con nhé!”. Anh Kim đáp: “Thưa bố, vâng ạ!”. Rồi anh lên xe, anh cười và vẫy theo mọi người.
Từ ngày ấy đến nay, thấm thoắt đã hai mươi năm rồi. Tết vừa qua, anh Kim ở xa nên không về được. Vâng lời anh dặn trước lúc ra đi, bây giờ em có nhiệm vụ học tập, lao động tốt để mai sau là người dân xứng đáng của nước Việt Nam tự do. Nếu còn giặc, em nhất định sẽ đi làm nghĩa vụ như anh Kim yêu quý của em.
Vũ Xuân Hiền