THỂ LOẠI TẢ NGƯỜI

  • THỂ LOẠI TẢ NGƯỜI trang 1
  • THỂ LOẠI TẢ NGƯỜI trang 2
  • THỂ LOẠI TẢ NGƯỜI trang 3
  • THỂ LOẠI TẢ NGƯỜI trang 4
  • THỂ LOẠI TẢ NGƯỜI trang 5
  • THỂ LOẠI TẢ NGƯỜI trang 6
Phần VI. CAM THỤ VAN HỌC
QUA NHŨNG VĂN BẨN TIÊU BIẺU
(Các thể loại)
THỂ LOẠI TÁ NGƯỠI
BÀ TÔI
Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà tôi còn đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà tôi đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng nói bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, như những đóa hoa, và cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sông. Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ. Lưng hơi còng, bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn.
Tôi sống xa bà tôi từ nhỏ. Trước khi gặp lại bà, tôi như người ngủ say, đắm chìm trong bóng tối. Nhưng bà tôi xuất hiện đã đánh thức tôi dậy, đưa tôi ra ngoài ánh sáng. Với một sợi dây vô tận, bà tôi nối tất cả mọi vật xung quanh tôi lại, đan thành một lớp đăng-ten nhiều màu sắc và trở thành người gần gũi nhất với lòng tôi, một con người dễ hiểu nhất và yêu quí nhất.
Tấm lòng yêu mến vô-tư của bà tôi đối với mọi người đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú, đã truyền sức mạnh cho tôi để đương đầu với sóng gió trong cuộc đời.
Mác-xim Go-rơ-ki
BÀ cạ BÁN HÀNG NƯỚC CHÈ
Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá to bằng mẹt bún của các bà vẫn bán bún ốc. Không biết cây
bàng này năm chục tuổi, bảy chục tuổi hay cả một trăm tuồi. Nhiều người ngồi uống nước ở đây, những lúc quán nước vắng khách, đã ngắm kĩ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán hàng nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao nhiêu năm. Chỉ thấy đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng các vai bà cụ nhân đức.
Ví dụ như thê có lõ cũng chưa được đúng lắm. Phải nói là bà cụ quán nước tóc bạc phơ phơ như một bà tiên hay hiện ra giúp các trẻ nghèo thì mời đúng. Đoán đúng được tuổi những bà tiên thật là khó. Và hỏi xom gôc bàng thân mật to lớn kia và bà tiên quán nước hiền hậu này, ai nhiều tuổi hơn hơn ai, thì cũng không phải là một việc dễ. Nhưng mà có lẽ cũng chả cần phải làm cái ấy. Có một điều dễ biết nhất và ai cũng phải thấy ngay: cả cái cây rợp bóng và cả bà cụ bán nước chè này đều là lành và tốt cả.
Ngồi bên cái cây to và ngồi sát vào cái chõng tre bốc khói chè tươi, người làng đều thấy có được một sự yên tâm sau những giờ mệt nhọc ngoài đồng, ngoài bến, trong vườn, trong lò bát.
Nguyễn Tuân BÁC PHG TRẠM
Hằng tháng, bác phu trạm lại vào nhà tôi đưa thư.
Bác ta còn tre, rất hay cười. Mặt đen như bồ hóng mà răng thì trắng nhởn. Bác bước chân đất - đi bộ suốt ngày, hai bàn chân mốc trắng - mặc áo dài thâm, hai vai rách bươm. Bên lưng đeo một cái túi vải xám xỉn có quai vòng lên vai. Mỗi lần vào đưa thư, chính bác ta lại ngồi xuống đầu phàn bóc phong bì lấy thư, đọc cho cả nhà tôi cùng nghe. Bác đọc liến láu, độn rất nhiều chữ i, a trong câu. Đọc thư xong, bác uống nước, hút thuốc lào sòng sọc. Bác ngồi nói hươu nói vượn, pha trò cười một lúc, rồi mới đeo túi đứng lên.
Trước khi đi, bác kính cẩn chào cả nhà. Bóng bác vừa lui ra ngõ, chúng tôi đà cười rúc rích.
Tô Hoài
Những bài văn mẫu 50 149
ÔNG Tồí
Ong tôi năm nay đã già lắm. Tóc ông bạc phơ và không thể ăn mía như tôi được. Thế mà, hôm nọ, ông lại trồng một cây ổi, giông ổi Bo, quả to, thơm ngọt.
Tôi liền hói:
Ong ơi, ông ăn ổi làm sao được nữa ạ?
Ông tôi nhìn tôi, móm mém cười:
Ông không ăn được thì đã có cháu ông ăn!
Ong tôi đã già, thế mà không một ngày nào ông quên ra vườn. Tôi vần thường tha thân theo ông, khi xới gôc, lúc tưới nước giúp ông. Tôi thầm mong sao cho ông tôi đừng già thêm nữa.
Phong Thu MỘT CÔ THIẾU NỠ
Miệng cô không rộng, viền đôi làn môi đỏ thắm: mỗi khi nói chuyện, cô nhếch mép cười trông như cái hoa sắp nở đượm có màu sương sáng sớm, bày đôi hàm răng nhỏ và trắng tựa như những hạt minh châu. Tóc cô chưa vấn còn cài, đế’ buông rũ xuống hai vai, mỗi lần gió thổi nhẹ, mất sợi tóc đen nhánh phất phơ trên nét mặt xương xương màu da trắng mịn, bày ra hai cái vẻ tương phản, thì cái đẹp lại càng tôn. Mồi vẻ đẹp ấy cũng đã có chừng, duy có đôi con mắt, đôi con mắt đẹp tuyệt trần! Con mắt sáng mà sâu, thường gởi xa ở chỗ mây cao rộng, hay buông chìm trong cõi mộng vô cùng.
Đông Hồ - (Lời hoa)
MỘT TRAI TRÁNG
Mọi người đương hì hục đào và xắn thoai thoải cát ở phía trên để kéo thuyền lên thì bỗng có tiếng kêu vui mừng:
May quá! Vọi kia rồi! Vọi mà giúp thì đến hai cái thuyền cũng xong chứ đừng nói một.
Quả thực, một người vạm vỡ từ trong xóm đi ra.
Ilộ một tay, anh Vọi ơi!
Vọi yên lặng cởi áo, xắn quần.
Hiền kinh. ngạc. Nàng thấy hiện ra một nhà lực sĩ cường tráng, mỹ lệ như một pho tượng gỗ Hy Lạp. Nàng không lưu ý đến màu da rám nắng mà chỉ ngắm nghía những nét nhịp nhàng cân đối của một tấm thân thể hoàn toàn.
Vọi lại có một khuôn mặt đầy đặn, cặp mắt hơi xếch và sáng, cái cằm vuông và lồi khiên chàng nổi hẳn trong bọn dân chài...
Có lẽ sự xét đoán của Hiền cũng bị trí tưởng tượng làm sai đĩ vài phân nhưng một điều chắc chắn là Vọi đẹp, đẹp theo nhà hội họa, nhà điêu khắc, nhà thể thao.
Khái Hưng - (Trống mái)
ÁI CHƠI ô TÔ
Ái chơi ô tô ở xung quanh nhà. Trí tưởng tượng của trẻ con rất dễ dàng mà rất có tài khiến một vật hay một việc trở nên thật sự như ý muôn. Ái chỉ một mình lượn vòng tròn trong miếng đất, mà mắt nó trông thấy biết bao thứ vô thanh. Mồm nó kêu luôn:
“Bí bi! Bí bo!” là một cái ô tô rất tốt, hai tay nó khuỳnh ra làm như hệt người tài xế lái ô tô, chân nó giậm xuốhg đất bành bạch để bắt chước tiếng bánh xe lăn trên đường đá. Thỉnh thoảng nó dừng lại quay ra hỏi một cái thân cây bên hàng giậu.
- Có lên xe không?
Nó lại trả lời ngay một câu hỏi tưởng tượng: Đây đi Phú Đoan sáu hào... không được! Giá nhất định sáu hào, không bớt một xu, không đi thì thôi.
Rồi nó cắm đầu chạy... mồm lại kêu bí bo, chân giẫm bành bạch lượn về lối sau.
Khái Hưng - (Nửa chừng xuân)
CÀY ROỘNG
Suốt từ sáng sớm cho đến tối mịt không lúc nào người ta thấy bác rời con trâu với cái cày.
Bữa nay, trời nắng chang chang, cánh đồng như hun như đốt, mặt ruộng loang loáng bắt những tia lửa chói lên bao bọc lấy người.
Mồ hôi từ trán chảy ròng ròng hai bên má, rỏ từng giọt xuống như giọt tranh, khắp mình mẩy đỏ tía và bóng như pho tượng đồng tắm nắng.
Con trâu thở phì phò, bước từng bước nặng nhọc, cặp sừng đập hết bên nọ sang bên kia. Bùn đầy mình phơi lửa hè bong ra từng mảnh.
Người và vật mệt nhoài. Mặc những bọn thợ khác nằm sõng soài dưới gốc cây đa, dưới khóm tre nghỉ mát, bác và con trâu cứ cắm cổ mải miết làm.
Trần Tiêu - (Con trâu) BỐ LÀM THỢ MỘC
Tuấn chăm chú ngắm nghía từng động tác của bố. Cái bào của bố lướt trên mặt tấm ván cứ y như con tàu lướt trên mặt biển, mà đám vỏ bào đùn lên cứ in như sóng biển cuộn trào. Cái con tàu hình khối vuông dài lao vút lên trước, rồi lùi lại sau. Những làn sóng, lúc thì cong vồng, lúc thì loăn xoăn, đợt thì màu vàng, đợt thì màu nâu, màu hồng, ùn lên phía trước mũi tàu...
Gỗ của bố thường chỉ là những cái thùng cũ, những mảnh ván thừa, nhiều khi lấm lem đất cát. Nhưng khi lưỡi bào, lưỡi đục của bô' đã gọt hết lượt da ngoài xấu xí đi, thì mặt gồ nào hiện ra cũng đẹp.
Tuấn yêu nhất cái mùi hương gỗ. Tối tối, Tuấn đi ngủ, hương gỗ như còn theo Tuấn vào trong cả giấc mơ.
Ngô Quân Miện
ÔNG TỜ THÔNG
Ông Từ Thông ra hòn cổ Tron cất chòi mà nương náu không biết từ bao nhiêu niên kỉ rồi.
Tóc của ông lốm đốm bạc, khi thì thả dài xuống khỏi lưng quần, khi thì bới thành búi to sau ót, gài lại bằng một cọng gai kim quít. Một bộ quần áo nghĩ cũng hơi dư mặc đối với ông! Nhiều khi năm ba tháng liên tiếp ông phơi lương trần với nắng, bên mấy gốc săn đá cổ thụ, lá cành xơ xác vì những cơn gió triền miên của biển khơi. Khi trời nực thì có những khe suối trong veo đón mời. Ông cứ ung dung 152 0 Võ Thị Hoài Tâm
mà uống, mà tắm một cách tự nhiên, vô tình khuấy rối giấc mơ của đàn bướm trắng đang xao động bay lên chập chờn như muôn rời mấy nhánh mai hoằng lơ thơ cúi nghiêng mình chấm mí nước...
Hôm nào cho bằng hôm mười bốn, hôm rằm! Ông Từ Thông ra sau rẫy, đào lên củ khoai môn to lớn, đem luộc chín. Ngồi trên vồ cẩm thạch, ông chậm rãi ăn buổi chiều, thỉnh thoảng rứt từng miếng khoai thảy xuống nước. Loài cá nhỏ bu lại nhởn nhơ, mỗi con khoe một vẻ riêng. Tận dưới đáy biển, loại sò, loại ốc, loại nhum đang há miệng, le lưỡi bò chạm chạm trên nền đá tím nổi gân vàng, trên nền đá vàng nổi gân trắng. Hoàng hôn tràn tới chính là lúc cảnh vật dưới nước ngời lên, bóng mây phản chiếu lấp lánh như gấm. Đêm về, trăng mọc. Nơi thủy cung rộn rịp nào kém chốn trần gian! Từng đợt rong chìm lửng mơn trớn, khoai theo lớp xiên lụa mỏng cho bầy cá hường. Và muôn vì sao trên dãy Ngân Hà sa xuống đậu lấm tấm khắp nhánh san hô trắng bạch.
Ở hòn Cổ Tron giữa vời vịnh Xiêm La này, ông Từ Thông cơ hồ quên cả loài người và loài người cũng hầu như quên rằng mình có một đồng loại ở ngoài mỏm đá chơi vơi kia!
Sơn Nam - (Hương rừng Cà Mau)