SGK Lịch Sử 6 - Bài 12 - Nước Văn Lang (1 tiết)

  • Bài 12 - Nước Văn Lang (1 tiết) trang 1
  • Bài 12 - Nước Văn Lang (1 tiết) trang 2
  • Bài 12 - Nước Văn Lang (1 tiết) trang 3
Bài 12
NƯỚC VĂN LANG
Nhà nưóc Văn Lang ra đồi trong hoàn cảnh nào ?
Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế. sản xuất phát triên. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu đê trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Theo em, truyện Sơn Tĩnh - Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó ?
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giông nhau nên cuộc sông của người dân cũng khác nhau.
Sự xuất hiện của nhiêu loại vũ khí (hình 31, 32) nói lên điểu gỉ ?
Hãy liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióngl1)..
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó đê sống yên ôn hơn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.
Nước Văn Lang thành lập
Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng - từ Ba Vì (Hạ Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó. Di chỉ Làng cả (Việt Trì) cho ta biết đây là một vùng có nghề đúc đồng phát triên sớm, dân cư đông đúc.
Dựa vào thế mạnh của mình và được sự ủng hộ của các tù trưởng^ bộ lạc khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, thủ lĩnh1'1 bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc đó lại thành một nước, sử cũ viết: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang.
Theo bộ sử khác viết về sự tích Âu Cơ - Lạc Long Quân,'thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Nước Văn Lang được thành lập, có nhà nước cai quản chung, do vua Hùng đứng đầu.
Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ?
sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ^\ đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc . Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương”. “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”. 	Theo truyền thuyết, đời vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược Văn Lang. Vua Hùng lo lắng, sai sứ đi khắp nơi cầu người hiền tài ra tay đánh giặc. Nghe tiếng mõ rao, Gióng bấy giờ mới 3 tuổi, bỗng cat tiếng xin đi đánh giặc. Giặc tan. Gióng về trời.
 	Tù trường : người đứng đầu bộ lạc.
 	Thủ lỉnh : người đứng đầu, chỉ huy một tô’ chức chính trị - xã hội hay quân sự.
 	Bộ : đơn vị hành chính trung gian giữa trung ương và làng, chạ.
 	Thần thuộc : chịu sự cai quản cùa một người hay một nước khác.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mốì bất hoà của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đâu.
Hình 35 - Lăng vua Hùng (Phú Thọ)
CÂU HỎI
Những lí do ra đời của nhà nước thời Hùng Vương là gì ?
Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này ?
DANH NGÔN
Các vua Hùng đã có công dựng nước
(Bấc cháu ta phải cùng nhau gỉữ tây nước.
Hồ Chí Minh