SGK Lịch Sử 6 - BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ

  • BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ trang 1
  • BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ trang 2
BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ
B
Bộ (thời Văn Lang - Âu Lạc): đơn vị hành chính trung gian giữa trung ương và làng, chạ. Bộ thường là một vùng gồm nhiều làng, chạ. Thời Bắc thuộc, bộ được chuyên thành huyện.
Bôn ; rìu đá được mài vát một bên, có chuôi tra cán.
c
Châu : đơn vị hành chính trên cap quận ; thời Bắc thuộc gồm nhiều quận, huyện. Từ thế kỉ VI, châu là một đơn vị hành chính như tỉnh sau này.
Chuyên chế: tự mình quyết định mọi việc, thường dùng để chỉ một chế độ chính trị, trong đó người đứng đầu là vua, quyết định tất cả mọi việc.
Chữ tượng hình : chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại, dùng hình giản lược của một vật để làm chữ gọi vật đó hoặc dùng một số đường nét làm chữ để thể hiện một ý nào đó.
Công xã : khu vực có người sinh sống với
nhau như làng, xã ngày nay.
D
Di chỉ : nơi có dâ’u vết cư trú và sinh sống của người xưa.
Đ
Định cư : sinh sống lâu dài ỏ’ một nơi nhát định.
Đô hộ (ách, chế độ) : chế độ thống trị của nước xâm lược đó'i với nước bị xâm lược.
Đô uý, Thái thú : các chức quan cai quản một quận thời Hán.
Đồng hoá (chính sách) : chính sách nhằm làm thay đổi lô'i sông của một dân tộc khác theo lô'i sống của dân tộc mình.
H
Hào trưởng : người có thế lực lớn nhất ở một vùng miền xuôi.
Hoa văn : hình vẽ hay in hên đồ vật, công cụ.
Hoả táng : đô't xác người chết thành tro, bỏ vào bình, vò, hộp.
Huyện lệnh : chức quan cai quản một huyện thời Hán đô hộ.
Huyết thống : có cùng dòng máu, họ hàng.
L
Lạc hầu : chức quan phụ trách việc dân ở thời Hùng Vương - An Dương Vương.
Lạc tướng :
Chức quan phụ trách quân sự ở thời Hùng Vương - An Dương Vương.
Chức quan đứng đầu một bộ của nước Văn Lang - Âu Lạc.
Lao dịch : lao động nặng nhọc, bắt buộc và không được trả công, theo chế độ của nhà nước hay lệnh của chúa đất.
Ngoại thương : buôn bán với người nước ngoài.
Niên hiệu : tên hiệu của vua đang cầm quyền, dùng đê’ ghi trên sổ sách, giấy tờ và xác định thời gian. Mỗi niên hiệu đều tương ứng với những năm, tháng nhất định.
p
Phú liêm : chỉ thuế má và các thứ phải cống nạp cho bọn đô hộ.
Q
Quân thành : khu thành quân sự, phục vụ chiến đâu.
Quận : đơn vị hành chính thời Bắc thuộc, gồm nhiều huyện (như tỉnh ngày nay).
Quý tộc : lớp người giàu có và quyền thế nhất trong giai cấp thống trị thời cô’ đại và phong kiến.
s
Sa-mát : vị thần Mặt Trời của Ba-bi-lon cổ.
T
Thần thuộc : chịu sự cai quản của một người hay một nước khác.
Thị tộc mẫu hệ : thị tộc theo dòng họ người mẹ, thường do một phụ nữ lớn tuổi, có uy tín đứng đầu.
Thị tộc phụ hệ : thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ.
Thủ lĩnh : người đứng đầu, chỉ huy một tổ chức chính trị - xã hội hay quân sự.
Thuỷ lợi : những công trình ngăn nước, dẫn nước, tưới tiêu cho đồng ruộng.
Thứ sử : chức quan cai quản một châu thời Bắc thuộc.
Thượng thư : chức quan đứng đầu một bộ (cơ quan nhà nước), như Bộ trưởng ngày nay.
Tiết độ sứ : chức quan cai quản một đơn vị hành chính lớn gồm nhiều châu, quận ở vùng biên giới Trung Quốc thời Đường (gọi là phiên trẫh). Vào nửa sau thế kỉ IX, chức quan đô hộ An Nam được đổi thành Tiết độ sứ. Người đầu tiên giữ chức này là Cao Biền.
Tinh nhuệ : được huâíì luyện và tô’ chức chu đáo, chiến đâu giỏi.
Tình cảm cộng đồng : tình cảm gắn bó vởi nhau giữa những người sống lâu trong một vùng.
Tôn thất (hay tông that) : người cùng họ với vua.
Trung nguyên : khu vực trung tậm của đất nước, ở đây là Trung Quốc.
Tù trưởng : người đứng đầu bộ lạc.
V
Vọng tộc : dòng