SGK Lịch Sử 6 - Bài 20 - Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) (1 tiết)

  • Bài 20 - Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) (1 tiết) trang 1
  • Bài 20 - Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) (1 tiết) trang 2
  • Bài 20 - Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) (1 tiết) trang 3
Bài 20
Từ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐỂ
(Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)
(tiếp theo)
Những biến chuyển vể xã hội và văn hoá nưốc ta ở các thế kỉ I - VI
THỜI VĂN LANG - Âu LẠC
THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ
Vua
Quan lại đô hộ
Quý tộc
Hào trướng Việt	Địa chú Hán
Nông dân công xã
Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tì
Nô tì
Sơ đồ phân hoá xã hội (so sánh)
Quan sát sơ đồ, em có nhận xét gì vế sự biến chuyển xã hội ở nước ta ?
Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Củng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
Nho giáo hay Khổng giáo, do Khổng TỬ (thếkỉ VI-V TCN) lập ra ở Trung
Quốc. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là "Thiên tử" (con trời) và có quyền quyết định tất cả.
Đạo giáo, do Lão TỬ sáng lập ở Trưng Quốc, cùng thời với Khổng giáo, khuyên người ta sôhg theo số phận, không làm việc gì trái với tự nhiên.
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cùng thời với Nho giáo, khuyên mọi người hãy thương yêu nhau, làm điều lành, tránh điều ác...
Theo em, việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì ?
Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tô’ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...
Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
Vì sao người Việt van giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên ?
Cuộc khỏi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
Không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. Thái thú Giao Chỉ là Tiết Tổng đã phải tâu lên vua : “ Giao Chỉ...đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”.
Lời tâu của Tiết Tổng nói lên điều gì ?
Giữa thế kỉ III, ở quận cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.
Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hoá). Bà là người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Có người khuyên bà lây chồng, bà khảng khái đáp: "Tôi muôh cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người !".
Qua câu nói này, em hiêu Bà Triệu là người như thế nào ?
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
sử nhà Ngô chép : “Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động”.
Khi ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt.
Em có nhận xét gì vê' cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu ?
Được tin, nhà Ngô vội cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá). Ớ đây, hiện nay còn lăng mộ và đền thờ Bà.
Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi.
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng,
Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân.
Ca dao
CÂU HỎI
Những nét mới về văn hoá nước ta trong các thê' kỉ I - VI là gì ?
Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.