SGK Lịch Sử 6 - Bài 24 - Nước Cham - pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X (1 tiết)

  • Bài 24 - Nước Cham - pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X (1 tiết) trang 1
  • Bài 24 - Nước Cham - pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X (1 tiết) trang 2
  • Bài 24 - Nước Cham - pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X (1 tiết) trang 3
  • Bài 24 - Nước Cham - pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X (1 tiết) trang 4
Bài 24
NƯỚC CHAM-PA Từ THỂ KỈ n ĐẾN thê' kỉ X
Nước Cham-pa độc lập ra đời
Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và cửu Chân, quâri Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sông của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.
Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Âp.
Nhân dân Tượng Lâm đã giành được độc lập trong hoàn cănh nào ?
Quốc gia Lâm Âp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tân công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thô - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).
Em có nhận xét gì vê quá trình thành lập và mỏ' rộng nước Cham-pa ?
Tình hình kinh tế, văn hoá Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Hình 51 - Lược đồ : Giao Châu và Cham-pa ■ giữa thế kỉ VI-X
Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn sông chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). Nghề khai thác lâm thô’ sản (trầm hương, ngà voi, sừng'tê...), làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá. Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.
Em. hãy nhận xét vê trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa tử thế kĩ II đến thế kĩ X.
Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ân Độ.
Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
Hình 52 - Khu thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam)
Người Chăm có tục hoả táng^ người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gôm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.
Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, dền, tượng, các bức chạm nổi...
Quan sát hình 53, em có nhận xét gì vê nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ?
Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
(1) Hoẳ táng : đốt xác người chết thành tro.
Hình 53 - Tháp Chăm (Phan Rang)
CÂU HỎI
Nước Cham-pa được thành lập và phát triển như thế nào ?
Nêu những thành tựu về văn hoá và kinh tế của Cham-pa.