SGK Lịch Sử 6 - Bài 18 - Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (1 tiết)

  • Bài 18 - Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (1 tiết) trang 1
  • Bài 18 - Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (1 tiết) trang 2
  • Bài 18 - Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (1 tiết) trang 3
Bài 18
TRƯNG VƯƠNG VÀ cuộc KHÁNG CHỂN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN
Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập ?
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bổ.
Được tín Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực đê’ sang đàn áp nghĩa quân.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm luợc Hán
(42 - 43) đã diễn ra nhu thế nào ?
Mã Viện là một viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai vạn quân tỉnh nhuệ^ì, hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu. Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phô' đã anh dũng chông trả rồi rút lui.
Vỉ sao Mã Viện lại được chọn làm chi’ huy đạo quân xâm lược ?
Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân thành hai đạo thuỷ, bộ tiến vào Giao Chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biên, đẵn cây mở đường mà đi, chúng lẻn qua Quỷ Môn Quan (Tiên Yên - Quảng Ninh), xuống vùng Lục Đầu. Đạo quân thuỷ
Quân tinh nhuệ : quân được huấn luyện và tô chức chu đáo, chiến đâ'u giỏi.
Hình 44 - Lược đồ : Kháng chiến chống quân xâm lược Hán
5^ Nơi diễn ra trận đánh lớn GIAO CHỈ Tên quận MÊ LINH Tên huyện
I • I—I Biên giới quốc gia ngày nay
HỢP PHỐ
từ Hợp Phô" vượt biển vào sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây, hai cánh quân thuỷ, bộ hợp lại ở Lãng Bạc.
Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đâ"u diễn ra quyết liệt.
Lãng Bạc nằm ở phía đông CỔ Loa (gần Chí Linh - Hải Dương). Đây là một miền đồi đất cao, xung quanh là vùng đồng sâu, hồ nước mênh mông.
Mã Viện, sau này nhớ lại, vẫn kinh hoàng về vùng Lãng Bạc : "Dưới nước lụt, trên mây mù, khí độc bốc lên ngùn ngụt, ngẩng trông lên thây chim diều hâu đang bay đã bị sà rớt xuống nước chết". Một viên tướng là Bình Lạc hầu Hàn Vũ đã chết ồ đây.
Quân ta lùi về giữ cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (thuộc vùng Ba Vì - Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Cuốỉ cùng, tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch), Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Câm Khê.
Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến ỵẫn tiếp tục đến tháng 11 năm 43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân trở về Trung Quốc. Quân đi mười phần, khi về chỉ còn bốn, năm phần.
Hình 45 - Đền thờ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh (Hà Nội)
CÂU HỎI
Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
Việc nhân dân ta lập đến thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điểu gì ?