SGK Lịch Sử 6 - Bài 17 - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (1 tiết)

  • Bài 17 - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (1 tiết) trang 1
  • Bài 17 - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (1 tiết) trang 2
  • Bài 17 - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (1 tiết) trang 3
Chương III
THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐÔC LÂP
Bài 17
CUỘC KHỞI NGHlA HAI BÀ TRƯNG (năm 40)
Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay ?
Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận^ Giao Chỉ và cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu(2> Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.
Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì ? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán ?
Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt..., hằng năm phải lên rừng, xuống biên tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để công nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.
Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khô cực.
Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào? Nhà Hán đưa người Hán sang ở châu Giao nhằm mục đích gì ?
Quận : đơn vị hành chính thời Bắc thuộc gồm nhiều huyện (như tỉnh ngày nay).
Châu : đơn vị hành chính trên cấp quận.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ
Bây giờ ở huyện Mê Linh (vùng đất từ Ba Vì đến Tam Đảo, nay thuộc Hà Nội, Vĩnh Phúc), có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng Đan Phượng và Từ Liêm - Hà Nội).
Hai gia đình Lạc tướng cùng nhau mưu việc lớn. Họ bí mật tìm cách liên kết với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy. Không may, Thi Sách bị quân Hán giết.
Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Tương truyền, ngày xuất quân, bà Trung Trắc đã đọc lời thề, sau này được viết thành 4 câu thơ :
"Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này."
(Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII)
Qua 4 câu tho' trên, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa.
Theo truyền thuyết, nghe tin Hai Bà Trưng nổi dậy, Nguyễn Tam Trinh (Mai
Động - Hà Nội) đã dẫn 5.000 nghĩa binh, nàng Quốc (Hoàng Xá - Gia Lâm) dẫn hơn 2.000 tráng sĩ, ông Cai (Thanh Oai - Hà Nội) với đội nữ binh hơn 3.000 người, bà Vĩnh Huy (Cô Châu - Bắc Ninh) với hơn 1.000 tráng đinh, bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Thánh Thiên (Bắc Ninh), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hoá)... cùng kéo về Mê Linh.
Theo em, việc khắp nơi đêu kéo quân về Mê Lỉnh nói lên điều gì ?
Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ, thù, làm chủ Mê Linh ; rồi từ Mê Linh, tiến đánh cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông - Trung Quốc). Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.
Cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi.
Dựa vào lược đổ, em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
"Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phô' cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thê thây hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương."
Lê Văn Hưu
(Nhà sử học thế kỉ XIII)
CÂU HỎI
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi ?
Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu ?