SGK Lịch Sử 6 - Bài 15 - Nước Âu Lạc (tiếp theo) (1 tiết)

  • Bài 15 - Nước Âu Lạc (tiếp theo) (1 tiết) trang 1
  • Bài 15 - Nước Âu Lạc (tiếp theo) (1 tiết) trang 2
  • Bài 15 - Nước Âu Lạc (tiếp theo) (1 tiết) trang 3
  • Bài 15 - Nước Âu Lạc (tiếp theo) (1 tiết) trang 4
Bài 15
NƯỚC ÂU LẠC
(tiếp theo)
Thành cổ Loa và lực lượng quốc phòng
An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất lớn mà người sau gọi là Loa thành hay thành cổ Loa.
sử cũ chép: "Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành".
Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 -10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.
Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nốì với sông Hoàng.
Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng.
Em có nhận xét gì vê việc xây dựng công trình thành cố Loa vào thế kĩ III - II TCN ở nước Âu Lạc ?
Luỹ, thành, gò Sông, đầm lầy, ao hồ Ỷ- Cống nước £ cổng thành ìmì Đình, chùa cm Mộ cổ © Di chỉ	Hiện vật phát hiện lẻ tẻ
? Làng xóm 	\ Đường giao thõng chinh »-w 1 Đường sát
Hình 41-Sơ đồ khu di tích thành Cô’ Loa
CỔ Loa còn là một quân thànhw. Ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thuỷ binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hô' mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đâu.
Em thử nêu những điểm giông và khác nhau ciia nhà nước Văn Lang và nhà nứớc Âu Lạc ?
(1) Quàn thành : khu thành quân sự, phục vụ chiến đâu.
Nhà nước Âu Lạc sụp đố trong hoàn cảnh nào ?
Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc (tương ứng với Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay). Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đâu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hoà và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
Theo em, truyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ nói lên điều gì ?
Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì ?
Hỉnh 42 - Đền thờ An Dương Vương tại thành cổ Loa (Hà Nội)
CÂU HỎI
Em hãy mô tả thành cổ Loa.
Dựa vào tư liệu lịch sử và truyền thuyết, em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
về qua huyện Dông ýLnh,
(ghéyẹm phong cảnh Loa thành Thục Vương.
Cổ Loa thành ốc hhác thường,
Trải 6ao năm tháng (Lấu thành còn đay.
Ca dao