SGK Lịch Sử 6 - Bài 22 - Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602) (tiếp theo) (1 tiết)

  • Bài 22 - Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602) (tiếp theo) (1 tiết) trang 1
  • Bài 22 - Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602) (tiếp theo) (1 tiết) trang 2
  • Bài 22 - Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602) (tiếp theo) (1 tiết) trang 3
Bài 22
KHỞI NGHlA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN
(542 - 602)
(tiếp theo)
Chống quân Lương xâm lược
Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ, bộ tiến xuống Vạn Xuân.
Lý Nam Đế.chông cự không nổi, phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì - Phú Thọ). Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.
(1) Niên hiệu : tên hiệu của vua đang cầm quyền, dùng để ghi trên sổ sách, giấy tờ và xác định thời gian.
Hồ Điển Triệt (nay thuộc Lập Thạch - Vĩnh Phúc) nằm ở bên bờ sông Lô, cách
Bạch Hạc khoảng 15 km. Xưa có con ngòi nối sông với hồ; ba mặt đông, nam, bắc của hồ là các dải đồi cao ; phía tây là những đồi thấp hơn và cánh đồng trũng. Từ sông Lô chỉ có một con đường đi vào phía bắc của hồ.
Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ Điển Triệt. Quân ta tan vỡ, Lý Nam Đế lại phải chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ). Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật TỬ (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đê) đem một cánh quân lui về Thanh Hoá. Năm 548, Lý Nam Đế mất.
Theo em, thất bại của Lý Nam Đế có phãi là sự sụp đốcủa nước Vạn Xủân không ? Tại sao ?
Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào ?
Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí rất tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chông quân Lương.
Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên).
Dạ Trạch là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ớ giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thê ở được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thê dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Ph ục đã bí mậ t đem quân đóng trên bãi nổi. Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người. Đêm đêh, nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực.
Theo em, vì sao Triệu Quang Ph ục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng ?
về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vương.
Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chông trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phuc phản công đánh tan quân xâm lược, chiêm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chông quần Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo.
Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào ?
Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.
Vua Tuỳ đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi.
Vỉ sao nhà Tuỳ lại yêu cẩu Lý Phật Tử sang chầu ? vì sao Lý Phật Tử không sang ?
Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở cổ Loa (Hà Nội).
Năm 603, mười vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở CỔ Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.
CÂU HỎI
Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào ?
Triệu Quang Phục là ai ? Vì sao ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước ?