SGK Ngữ Văn 6 - Tìm hiểu chung về văn miêu tả

  • Tìm hiểu chung về văn miêu tả trang 1
  • Tìm hiểu chung về văn miêu tả trang 2
  • Tìm hiểu chung về văn miêu tả trang 3
TÌM HIỂU CHUNG VỂ VĂN MIÊU TẢ
- THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ ?
Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau :
Tình huống 1 : Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, làm thế nào để người khách nhận ra được nhà em?
Tình huôhg 2 : Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo ; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào đê’ người bán hàng lấy xuống được chiếc áo mà em định mua ?
Tình huôhg 3 : Một học sinh lớp 3 hỏi em : Lực sĩ là người thế nào ? Em phải làm gì đê’ học sinh ấy hình dung ra được hình ảnh của một lực sĩ ?
Trong những tình huống trên, em đã phải dùng văn miêu tả. Hãy nêu lên một sô" tình huống khác tương tự và rút ra nhận xét thế nào là văn miêu tả.
Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dê" Choắt râ"t sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau :
Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nô’i bật của hai chú dê" ?
Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó ?
Ghi nhớ
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, ... lầm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhâ't.
- LUYỆN TẬP
Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Đoạn 1 :
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muôh thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Nhũng ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhất dao vừa lia qua...
(Tô Hoài)
Đoạn 2 :
Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xỉnh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch Mồm h uýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng...
(Tố Hữu)
Đoạn 3 :
Mâỳhôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngứợc,
thê'là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suối ngày, họ cãi cọ om bôh góc đầm, có khỉ chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chăng được miếng nào.
(Tô Hoài)
Câu hỏi:
Mỗi đoạn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì ? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.
Để luyện tập
Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào ?
Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt của mẹ thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật nào ?
ĐỌC THÊM
LÁ RỤNG
Trời cuối đông, vàng úa nhuộm màu buồn vô hạn. Một luồng gió lạnh thổi qua : mấy chiếc lá rụng.
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may vối làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại : cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muôn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cổ xanh mềm mại.
(Khái Hưng)