Giải Lí 7: Bài 10. Nguồn âm

  • Bài 10. Nguồn âm trang 1
  • Bài 10. Nguồn âm trang 2
  • Bài 10. Nguồn âm trang 3
  • Bài 10. Nguồn âm trang 4
Chương II. ÂM HỌC
Bài 10. NGUỒN ÂM
KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Nguồn âm là gì?
Những vật phát ra âm thanh gọi là nguồn âm.
Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Nhiều thí nghiệm cho thấy, âm được phát ra từ các vật dao
động.
Các vật dao động phát ra âm thanh gọi là những nguồn âm.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Cl. Tât cả chúng ta hãy cùng nhau giữ im lặng và lắng tai nghe. Em hãy nêu những âm mà em nghe được và tìm xem chúng được phát ra từ đâu.
Hướng dẫn
Tiếng rì rào của lá cây phát ra từ lá và cành cây dao động bởi
gió.
Tiếng tích tắc gõ nhịp phát ra từ đồng hồ treo tường...
C2. Em hãy kể tên một số nguồn âm.
Hướng dẫn
Các nguồn âm như: đàn, trống, chuông, kèn...
C3. I-Iãy quan sát dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn và nghe được.
Hướng dẫn
Em nhìn thấy sợi dây cao su “rung rung” và nghe được tiếng “tăng tăng”.
C4. Vật nào phát ra âm? Vật đó có rung động không? Nhận biết điều đó bằng cách nào?
Hướng dẫn
Cốc thủy tinh phát ra âm.
Thành cốc có rung động.
Đế nhận biết điều đó ta treo một con lắc bấc sát thành cốc. Khi gõ thìa vào thành cốc con lắc bấc rung rinh. Điều đó chứng tỏ thành cốc có rung động (hay nhìn thấy mặt nước trong cốc rung rinh, đều đó chứng tỏ thành cốc cũng rung động).
C5. Âm thoa có dao động không? Hãy tìm cách kiểm tra xem khi phát ra âm thì âm thoa có dao động không.
Hướng dẫn
Âm thoa có dao động. Dùng một mảnh giấy chạm vào một nhánh của âm thoa ta thấy tờ giấy rung -> chứng tỏ âm thoa đang dao động.
Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
C6. Em có thế làm cho một số vật như tờ giấy, lá chuối... phát ra âm được không?
Hướng dẫn
Có thể dùng tờ giây hay tàu lá chuôi quân thành một cái kèn. Thổi vào kèn, phèn sẽ phát ra âm thanh.
C7. Hãy tìm hiểu xem bộ phận nào dao động phát ra âm trong hai nhạc cụ mà em biết.
Hướng dẫn
Dây đàn dao động phát ra âm.
Thôi kèn _> luồn không khí (hơi thở) qua kèn dao động -> kèn phát ra âm (ò, e...)
C8. Nếu em thổi vào miệng một lọ nhỏ, cột không khí trong lọ sẽ dao động và phát ra âm. Hãy tìm cách kiểm tra xem có đúng khi đó cột dao động không?
Hướng dẫn
Có thể cho vào lọ một ít vụn giấy nhỏ li ti, khi thổi vào lọ -» lọ phát ra âm và thấy vụn giấy bay lên, xuống -> chứng tỏ không khí trong lọ đã dao động làm cho giấy vụn bay.
C9. Hãy làm một nhạc cụ (đàn ống nghiệm) theo chỉ dẫn dưới
đây:
Đố nước vào bảy ông nghiệm giống nhau đến các mực nước (hình 10.4).
Dùng thìa gõ nhẹ lần lượt vào từng ống nghiệm sẽ nghe được các âm trầm bống khác nhau.
Bộ phận nào dao động phát ra âm?
Ỏng nào phát ra âm trầm nhất, ông nào phát ra âm bổng nhát?
Lần lượt thổi mạnh vào miệng các ống nghiệm cùng sẽ nghe được các âm trầm, bổng khác nhau (hình 10.5).
Cái gì dao động phát ra âm?
Ông nào phát ra âm trầm nhất, ống nào phát ra âm bổng nhất?
Hướng dẫn
Thực nghiệm cho thấy
Không khí chứạ trong ống nghiệm dao động phát ra âm.
Ong nghiệm chứa cột nước khác nhau (cột không khí trong ông nghiệm cũng khác nhau) -> âm phát ra khác nhau. Mực nước trong ống nghiệm càng thấp (cột không khí càng cao) thì âm phát ra càng trầm hơn.
Kết luận: Không khí trong ống nghiệm dao động phát ra âm.
Ông chứa ít nước nhất (cột không khí cao nhất) phát ra âm trầm nhất. .
Ông chứa nhiều nước nhất (cột không khí thấp nhất) phát ra âm bổng nhất.
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Bl. Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng.
Âm thanh được tạo ra nhờ:
A. Nhiệt.	B. Điện,
c. Ánh sáng.	D. Dao động.
Hướng dẫn
Chọn cău D: Dao động.
B2. Trong các trường hợp dưới đây, vật phát ra âm khi nào?
A. Khi kéo căng vật.	B. Khi uốn cong vật.
c. Khi nén vật.	D. Khi làm vật dao động.
Hướng dẫn
Chọn câu D: Khi làm vật dao động.
B3. Hãy chỉ ra bộ phận phát ra nốt nhạc khi gảy đàn ghi ta, khi thổi sáo.
Hướng dẫn
Dây đàn dao động khi gảy đàn.
Cột không khí trong sáo dao động khi thổi sáo.
B4*. Hãy thử làm đàn dạng “tam thập lục” theo chỉ dẫn sau:
Cắt một tấm bìa cactông thành hình tam giác có tám khấc. Làm một hộp gỗ (hoặc một hộp bìa cactông) có chiều dài bằng chiều dài tấm bìa cactông nói trên.
Dùng tám sợi dây cao su (hoặc dây thun tròn) để buộc tấm bìa cactông trên hộp.
Gảy nhẹ vào các sợi dây cao su và thử điều chỉnh độ căng của dây bằng cách làm ngắn sợi dây cao su lớn hơn đế khi gảy vào các dây, âm phát ra gần đúng tám nốt nhạc theo thứ tự “đồ, rê, mi, pha, son, ta, si, đô”.
Hãy cho biết vật nào dao động phát ra “nốt nhạc” khi gảy dây đàn?
Hưứng dẫn
Dây cao su dao động.
B5. Hãy đồ’ những lượng nước khác nhau vào bảy cái chai giống
nhau.
Dùng thìa gõ nhẹ vào thành các chai và cho biết vật nào dao động phát ra âm?
Thổi mạnh vào miệng các chai và cho biết vật nào dao động phát ra âm?
Điều chỉnh lượng nước trong chai để khi gõ (hoặc thổi), âm phát ra gần đúng bảy nốt nhạc theo thứ tự “đồ, rê, mi, pha, son, la, si”.
Hướng dẫn
Chai và nước trong chai dao động.
Cột không khí trong chai dao động.