Giải Lịch Sử 6 Bài 14: Nước Âu Lạc

  • Bài 14: Nước Âu Lạc trang 1
  • Bài 14: Nước Âu Lạc trang 2
  • Bài 14: Nước Âu Lạc trang 3
  • Bài 14: Nước Âu Lạc trang 4
  • Bài 14: Nước Âu Lạc trang 5
Bài 14
Nước Âu Lạc ■
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
Cuối thế kỉ^III TCN, nước Văn Lang suy yếu, trong khi đó ở phương Bắc, nhà Tần thông nhất Trung Quốc và tiếp tục bành trướng về phương Nam.
Năm 218 TCN, quân Tần đánh xuống phương Nam. Sau 4 năm quân Tần đến được vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt và Tây Âu cùng sinh sống. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Thủ lĩnh bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng, họ trốn vào rừng, rồi tôn Thục Phán lên làm tướng chỉ huy kháng chiến. Ban ngày họ ở yên, ban đêm ra đánh quân Tần. Quân Tần “tiến không được, thoái không xong”, hiệu úy giặc là Đồ Thư bị giết. Sáu năm sau, nhà Tần phải ra lệnh bãi binh.
Nước Âu Lạc ra đời
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần, năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng Vương nhường ngôi, rồi sát nhập hai vùng đất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Ầu Lạc.
Thục Phán xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước đóng đô ở Phong Khê.
Phong Khê đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, gần với sông Hồng, có sông Hoàng chảy qua. Sông Hoàng là đường nối với sông Hồng ở mạn Bắc và sông cầu ở mạn Nam.
Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương cơ bản vẫn như trước.
Tuy nhiên quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Cả nước chia thành nhiều bộ.
Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi.
Những thay đổi đó là:
Trong nông nghiệp, lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng
phổ biến hơn, lương thực làm ra nhiều hơn. Chăn nuôi, đánh cá săn bắt đều phát triển.
Các nghề thủ công đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển. Công cụ và vũ khí bằng sắt được sản xuất ngày càng nhiều.
Dân số tăng, phân hóa xã hội sâu sắc.
n. CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu hỏi
A. Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
Theo sử cũ, có bao nhiều đời vua Hùng?
8 đời.
18 đời.
. c. 28 đời.
D. 19 đời.
Nước Văn Lang không còn bình yên như trước từ khi nào?
Từ cuối thế kỉ III TCN.
Từ thế kỉ III TCN. c. Từ năm 218 TCN.
D. Từ thế kỉ III.
Nhà Tần thông nhất Trung Quốc vào thời gian nào?
Năm 218 TCN.
Năm 221 TCN. c. Năm 179 TCN.
D. Cuối thế kỉ III TCN.
Quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang vào thời gian nào?
Năm 222 TCN.
Năm 218 TCN. c. Năm 212 TCN.
D. Năm 214 TCN.
Nhân dân Tây Âu - Lạc Việt đã kháng chiến chống Tần như thế nào?
Trốn vào rừng.
Không chịu đầu hàng, c. Ngày ở yên, đêm đánh.
D. Giết Hiệu úy Đồ Thư.
Nhà Tần hạ lệnh bãi binh vào thời gian nào?
Năm 208 TCN.
Năm 214 TCN. c. Năm 218 TCN.
D. Năm 224 TCN.
Phong Khê ngày nay thuộc tỉnh nào?
Tỉnh Phú Thọ.
Tỉnh Vĩnh Phúc.
c. Thành phố Hà Nội.
D. Tỉnh Thanh Hóa.
Nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào?
Năm 207.
Năm 207 TCN. c. Năm 217.
D. Năm 217 TCN.
Sông chảy qua Phong Khê là sông nào?
Sông Hoàng.
Sông Cầu. c. Sông Hồng.
D. Sông Cầu và sông Hồng.
Kinh đô nước Âu Lạc ở đâu?
Bạch Hạc.
Phong Khê. c. Mê Linh.
D. Hoa Lư.
B. Tự luận
Câu 1. Tinh thần chiến đấu chông quân Tần của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt được thể hiện như thế nào? Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.
Câu 2. Tại sao An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê?
Câu 3. Bộ máy nhà nước của An Dương Vương được tổ chức như thế nào?
Câu 4. Nêu những thay đổi của đất nước thời Âu Lạc.
Hướng dẫn trả lời
Trắc nghiệm
1:B, 2:A, 3:B, 4:D, 5:C, 6:A, 7:C, 8:B, 9:A, 10:B.
Tự luận
Câu 1.
Tỉnh thần chiến đấu chống quân Tần của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt được thể hiện:
+ Thủ lĩnh bị giết nhưng không chịu đầu hàng.
+ Trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt.
+ Đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ngày ở yên đêm đến ra đánh Tần.
Giết được Hiệu úy Đồ Thư, nhà Tần phải ra lệnh bãi binh. Cuộc kháng chiến thắng lợi, dẫn đến sự ra đời của nước Âu Lạc.
Câu 2. An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê vì:
Phong Khê là vùng đất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng, vừa có sông Hoàng chảy qua. Sông Hoàng nhỏ nhưng lại là đường nốì với sông Hồng ở mạn Bắc và nốì với sông cầu ở mạn Nam.
Câu 3. Bộ máy nhà nước của An Dương Vương.
Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm giữ mọi quyền hành chính. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng.
Cả nước chia thành nhiều bộ. Các làng chạ do Bồ chính cai quản. Câu 4. Những thay đổi của đất nước thời Âu Lạc.
Lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn. Lương thực ngày một nhiều hơn. Chăn nuôi, đánh cá, săn bắt đều phát triển.
Các nghề thủ công đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển. Vũ khí và công cụ bằng sắt xuất hiện ngày càng nhiều.
Xã hội phân hóa sâu sắc hơn.