Giải Lịch Sử 6 Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

  • Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây trang 1
  • Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây trang 2
  • Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây trang 3
  • Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây trang 4
Bài 5
Các quốc gia cổ đại phương Tây
KIẾN THỨC Cơ BẲN
Ị. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây.
Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm Hi Lạp và Rô-ma ra đời vào khoảng đầu thiên niên kĩ TCN trên bán đảo Ban Căng và I-ta-lia ven biển Địa Trung Hải thuộc miền Nam Âu.
Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa, chỉ thích hợp cho việc trồng cây lưu niên như nho, ô liu.
Đầu thiên niên kỉ I TCN công cụ bằng sắt xuất hiện. Thủ công nghiệp và thương nghiệp, phát triển.
+ Các nghề thủ công: luyện kim, làm đồ mĩ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu.
+ Thương nghiệp: bán các sản phẩm thủ công và rượu nho, dầu ô liu sang tận Lưỡng Hà, Ai Cập, mua lúa mì và súc vật.
Xã hội cổ đại Hi Hạp, Rô-ma gồm những giai cấp nào?
Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô-ma gồm hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
+ Chủ nô: gồm chủ xưởng chủ lò, chủ thuyền buôn rất giàu và có thế lực về chính trị, sông sung sướng.
+ Nô lệ: rất đông, làm việc ở các trang trại, xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa hoặc chèo thuyền nhưng bản thân họ là tài sản của chủ nô và bị coi là “công cụ biết nói”.
Nô lệ bị chủ nô đối xử tàn bạo nên họ không ngừng chống lại chủ nô, bằng các hình thức bỏ trốn, phá hoại sản xuất, khởi nghĩa vũ trang, điển hình là cuộc khởi nghĩa do Xpác-ta-cút lãnh đạo nổ ra năm 73-71 TCN ở Rô-ma.
Chế độ chiếm hữu nô lệ
ở Hi Lạp, Rô-ma, nô lệ, đông gấp hàng chục lần chủ nô. Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Mọi của cải đều nhờ sức lao động của nô lệ mà có. Họ cũng là những người phục vụ, hầu hạ trong gia đình quí tộc quan lại.
Chủ nô nắm mọi quyền hành chính trị, sống sung sướng nhàn hạ trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ.
Nhà nước do dân tự do hay quí tộc bầu ra làm việc theo thời hạn, giải quyết mọi việc trong nước và các cuộc chiến tranh.
Xã hội chiếm hữu nô lệ là một xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, một xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ.
n. CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu hỏi
A. Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời từ bao giờ?
Đầu thế kỉ I TCN.
Đầu thiên niên kỉ I TCN. c. Thiên niên kỉ I TCN.
D. Thế kỉ I TCN.
ở các quốc gia cổ đại phương Tây, các ngành kinh tế phát triển là các ngành nào?
Thủ nghiệp và thương nghiệp.
Nông nghiệp và thủ công nghiệp.
c. Nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Thương nghiệp và hàng hải.
Ngoài các sản phẩm thủ công, người Hi Lạp, Rô-ma còn mang bán hàng hóa gì?
Lúa mì.
Rượu nho.
c. Rượu nho và dầu ô liu.
D. Dầu ô liu.
Hàng hóa mà người Hi Lạp, Rô-ma mua về là gì?
Súc vật và dầu ô liu.
Lúa mì và súc vật. c. Lúa mì và dầu ô liu.
D. Rượu nho và súc vật.
Lực lượng đông đảo nhất trong xã hội phương Tây cổ đại là gì?
Dân tự do.
Chủ lò.
c. Chủ xưởng.
D. Nô lệ.
Hình thức đấu tranh cao nhất của nô lệ chống lại chủ nô là gì?
Khởi nghĩa vũ trang.
Bỏ trốn.
c. Phá hoại sản xuất.
D. Bỏ trốn, phá hoại sản xuất.
B. Tự luận
Câu 1. Cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây và phương Đông khác nhau như thế nào?
Câu 2. Tổ chức nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Tây và phương Đông khác nhau như thế nào?
Câu 3. Thế là là xã hội chiếm hữu nô lệ?
Hướng dẫn trả lời
A. Trắc nghiệm
1:B, 2:A, 3:C, 4:B, 5:D, 6:A.
B. Tụ
Câu 1. Cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ. Cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông có ba tầng lớp là nông dân công xã, quí tộc và nô lệ.
Câu 2. Ở các quốc gia cổ đại phương Tây, dân tự do cùng quí tộc bầu ra những người quản lí đất nước. Những người quản lí đất nước làm việc theo thời hạn nhất định. Ớ các quốc gia cổ đại phương Đông, bộ máy nhà nước do quí tộc lập ra, vua nắm mọi quyến hành và được cha truyền con nối.
Câu 3. Câu trả lời nằm ở mục 3, ý 3.