Giải Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

  • Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) trang 1
  • Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) trang 2
  • Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) trang 3
  • Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) trang 4
  • Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) trang 5
Bài 17
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trừng
(năm 40)
KIÊN THỨC Cơ BẢN
Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?
Bộ máy cai trị:
Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân và sát nhập vào nước Nam Việt.
Năm 111 TCN, nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châụ Giao.
Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú, coi việc ' quân sự là Đô úỵ. Dưới quận là huyện do các Lạc tướng đứng đầu như cũ.
Mục đích của nhà Hán là biến nước ta thành một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.
Chính sách thống trị
Bắt nhân dân châu Giao phải nộp nhiều thứ thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt và cống nạp những sản vật quí.
Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta.
Bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của người khác.
Quan cai trị, điển hình là Tô Định tham lam, tàn bạo.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ
Trưng Trắc và Trưng Nhị con gái của Lạc tướng huyện Mê
Linh, chồng Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên.
Hai gia đình Lạc tướng liên kết với nhau, chuẩn bị nổi dậy, Thi Sách bị quân Hán giết chết.
Nét chính về diễn biến: Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu. Tô Định bỏ chạy, quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.
Cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi.
Kết quả:
+ Thái thú Tô Định phải chạy trốn về nước, quân Hán bị đánh tan.
+ Giành được quyền, tự chủ ba năm.
Ý nghĩa:
+ Lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, giành lại nền độc lập;
+ Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của dân tộc ta, cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc sau đó.
CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu hỏi
A. Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
Triệu Đà sát nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt vào thời gian nào?
Năm 179 TCN.
Năm 207 TCN.
Năm 111 TCN.
D. Năm 40.
Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao vào thời gian nào?
Năm 207 TCN.
Năm 111 TCN.
Năm 40 TCN.
D. Năm 179 TCN.
Đứng đầu châu là chức gì?
Lạc tướng.
Thái thú. c. Thứ sử.
D. Đô úy.
Đứng đầu quận là chức gì?
Đô úy.
Lạc tướng, c. Thứ sử.
D. Thái thú.
Đứng đầu huyện là chức gì?
Đô úy.
Lạc tướng, c. Thứ sử.
D. -Thái thú.
Nhà Hán đưa người Hán sang ở Giao Chỉ, Cửu Chân nhằm mục đích gì?
Đồng hóa dân tộc ta.
Chiếm.-, đất.
c. Giám sát dân ta.
D. Khai thác sản vật quí.
Thủ phủ của châu Giao đặt ở đâu?
Mê Linh.
Cổ Loa. c. Luy Lâu D. Nam Hải.
Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?
Cổ Loa.
Luy Lâu. c. Mai Đông.
D. Hát Môn.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào?
Mùa xuân năm 40 TCN.
Mùa xuân năm 40. c. Mùa xuân năm 43.
D. Mùa xuân năm 43 TCN.
B. Tự luận
Câu 1. Em hãy nêu nhận xét của em về chính sách thông trị của nhà Hán đối với nhân dân châu Giao.
Câu 2. Em hãy nêu nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Câu 3. Em hãy mô tả việc nhân dân khắp nơi kéo về tham gia khởi nghĩa cùng Hai Bà Trưng và cho biết việc khắp nơi kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì?
Hướng dẫn trả lời
Trắc nghiệm
1:A, 2:B, 3:C, 4:D, 5:B, 6:A, 7:C, 8:D, 9:B.
Tự luận
Câu 1.
Nhà Hán bắt nhân dân châu Giao phải chịu nhiều thứ thuế và công nạp nặng nề.
Nhà Hán đưa người Hán ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của người Hán nhằm đồng hóa dân tộc ta.
Quan lại người Hán tham lam và tàn bạo, điển hình là Thái thú Tô Định. Chính sách thống trị của nhà Hán làm cho đời sống nhân sân ta rất khổ cực.
Câu 2.
Nguyên nhân:
+ Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Hán Ịàm cho nhân dân ta khắp hơi đều căm phẫn muôn nổi dậy chống lại.
+ Chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách bị quân Hán giết.
Để “trả thù nhà, đền nợ nước” Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa.
Diễn biên:
Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). Nghe tin hai Bà nổi dậy khởi nghĩa, nhân dân khắp nơi kéo về tụ nghĩa.
Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.
Câu 3.
Nghe tin Hai Bà Trưng nổi dậy, Nguyễn Tam Trinh (Mai Động - Hà Nội) đã dẫn 5.000 nghĩa binh, nàng Quốc (Hoàng Xá - Gia Lâm), dẫn hơn 2.000 tráng sĩ, ông Cai (Thanh Oai - Hà Tây), với đội nữ binh hơn 3000 người, bà Vĩnh Huy (Cổ Châu - Bắc Ninh) với hơn 1000 tráng sĩ, bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Thuận Thiên (Bắc Ninh), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hóa)... cùng kéo về Mê Linh.
Việc khắp nơi kéo quân về Mê Linh chứng tỏ ách thống trị của nhà Hán đốì với nhân dân ta rất tàn bạo, người người đều căm giận và muốn nổi dậy chống lại.