Giải Lịch Sử 6 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)

  • Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) trang 1
  • Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) trang 2
  • Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) trang 3
  • Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) trang 4
  • Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) trang 5
Bài 19
Từ sau Trưng Vương
đến trước Lý Nam Đế
(Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc dối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao.
Đầu thế kỉ III, nhà Ngô (thời Tam Quốc) đặt đất Âu Lạc cũ là Giao Châu.
Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đưa người Hán sang làm Huyện lệnli.
Nhân dân Giao Châu phải chịu nhiều thứ thuế, lao dịch và nộp cống.
Thế lực phong kiến phương Bắc tiếp tục đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục của người Hán.
Tình hình kỉnh tế nước ta từ thế kỉ I đên thế kỉ VI có gì thay đổi?
Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt, kiểm soát gắt gao
việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Dù bị hạn chế nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển. Bằng chứng là các di chỉ, ngôi mộ thuộc thế kỉ I - VI chúng ta tìm được nhiều đồ sắt. Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đấ dùng lưới sắt để khai thác san hô. Ớ miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Người ta cũng đã biết đắp đê để phòng lụt, làm thủy lợi, trồng hai vụ lúa trong năm, trồng nhiều loại cây, biết kĩ thuật diệt côn trùng trên cây.
Nghề rèn sắt, nghề gôm rất phát triển, sản phẩm gốm phong phú về chủng loại, người ta đã biết tráng men và trang trí trên đồ gốm. Ngoài ra các loại vải bông, vải gai, vải tơ... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. Vải tơ chuối là đặc sản của đất Âu Lạc cũ.
Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được trao đổi ở các chợ làng, ơ Luy Lâu, Long Biên... còn có người nước ngoài đến trao đổi buôn bán.
II CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu hỏi
A. Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất. -
Sự thay đổi bộ máy cai trị trong các thế kỉ I - VI so với trước là
Huyện lệnh là người Hán.
Huyện lệnh là người Việt, c. Thái thú là người Việt.
D. Thái thú là người Hán.
Chính quyền đô hộ đánh thuế nặng nhất là loại thuế gì?
Đồ gốm.
Muối và sắt. c. Đồ đồng.
D. Muối và kim loại.
Nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang ở nước ta nhằm thực hiện âm mưu gì?
Mở rộng lãnh thổ.
Xóa bỏ nước ta. c. Đồng hóa.
D. Bành trướng.
Để hạn chế sự phát triển kinh tế châu Giao và sự chống đối của nhân dân ta, chính quyền đô hộ nắm độc quyền về lĩnh vực gì?
Ngoại thương.
Đồng.
c. Các sản vật quí.
D. Sắt.
Do yêu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành lại độc lập, nghề thủ công nào phát triển?
Nghề rèn sắt.
Nghề đúc đồng, c. Nghề trồng lúa.
D. Nghề dệt vải.
Từ khi nào ỏ' Giao Chầu, việc dùng trâu bò kéo cày, bừa trở nên phổ biến?
Từ thế kỉ III.
Từ thế kỉ I.
c. Từ cuối thế kỉ III.
D. Từ thế kỉ VI.
Kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” đựợc nhân dân Giao Châu áp dụng để trồng cây gì?
Dâu.
Lúa. c. Cam.
D. Bầu, bí.
“Vải Giao Chỉ” mà các nhà sử học gọi là
Vải bông.
Vải gai. c. Vải tơ.
D. Vải tơ chuối.	-•
B. Tự luận
Câu 1. Nhà Hán đã dùng những thủ đoạn gì để “đồng hóa” dân tộc ta?
Câu 2. Vì sao nhà Hán giữ độc quyến về sắt?
Câu 3. Những bằng chứng nào chứng tỏ nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển?
Câu 4. Nêu những biểu hiện chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển?
Hướng dẫn trả lời
Trắc nghiệm
1:A, 2:B, 3:C,.4:D, 5:A, 6:B, 7:C, 8:D.
Tự luận
Câu 1. Để “đồng hóa” dần tộc ta nhà Hán đã dùng những thủ đoạn:
Cử quan cai trị đến cấp huyện.
Tổ chức bóc lột: thuế lao dịch, cống nạp nặng nề, nắm độc quyền về sắt, ngoại thương.
Đưa người Hán ở lẫn với dân ta, buộc dân ta phải học chữ Hán, tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán.
Câu 2. Nhà Hán giữ độc quyền về sắt vì:
Sắt chế tạo ra công cụ, vũ khí sắc, nhọn và bền hơn đồng. Do đó, năng suất cao hơn. Nhà Hán nắm độc quyền về sắt là hạn chế sự phát triển sản xuất và sự chống đốì của châu Giao.
Câu 3. Bằng chứng chứng tỏ nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI người ta thấy có rất nhiều đồ sắt. về công cụ có: rìu, mài, cuốc, dao; về vũ khí có: kiếm, giáo, kính, lao; về dụng cụ có: nồi, chân đèn, đinh...
Nhân dân dùng lưỡi sắt khai thác san hô, bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Câu 4. Biểu hiện chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển:
Việc dùng trâu, bò kéo cày, bừa đã phổ biến.
Đắp đê phòng lụt, đào kênh, ngòi.
Trồng haì vụ lúa trong một năm.
Có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú.
Biết kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.