Giải Lịch Sử 6 Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

  • Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X trang 1
  • Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X trang 2
  • Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X trang 3
  • Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X trang 4
Bài 24
Nước Cham-pa
từ thế kỉ II đến thế kỉ X
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Nước Cham-pa độc lập ra đời
VỊ trí: Địa bàn của quận Nhật Nam từ Hoành Sơn đến Quảng Nam gồm năm huyện, Tượng Lâm là huyện xa nhất. Địa bàn huyện Tượng Lâm từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh. Đây là địa bàn sinh sông của bộ lạc Dừa - người Chăm cổ, thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh.
Hoàn cảnh ra đời: Thế kĩ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy, nhà Hán lúc này đã suy yếu, càng tỏ ra bất lực, nhất là các quận ở xa. Nhân cơ hội đó, năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ, lập nước Lâm Âp.
Quá trình phát triên: Quốc gia Lâm Ap có lực lượng quân sự mạnh. Các vua Lâm Âp hợp nhất bộ lạc Dừa và bộ lạc Cau ở
phía Nam, tấn công các nước láng giềng mở rộng lãnh thổ, phía Bắc đến Hoành Sơn, phía Nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra.
Tình hình kinh tế, văn hóa Chaxn-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Tình hình kinh tể
Người Chăm sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày.
Nguồn sông chủ yếu của cư dân Cham-pa là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Họ biết làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi, sáng- tạo ra xe guồng nước để đưa nước lên ruộng cao.
Ngoài đồng lúa, họ còn trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, trao đổi buôn bán. Nghề làm gôm khá phát triển.
Tình hình văn hóa
Chữ viết: từ thế kỉ IV có chữ viết riêng, trên cơ sở chữ Phạn của An Độ.
Tôn giáo: theo đạọ Bà La Môn và đạo Phật.
Phong tục tập quán: hỏa táng người chết, ở nhà sàn, ăn trầu cau.
Nghệ thuật: tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi.
Môi quan hệ với cư dân Việt: có quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm, Nhật Nam ủng hộ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu hỏi
A. Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
1. Phía bắc của huyện Tượng Lâm là gì?
Đèo Hải Vân.
Đèo Đại Lãnh.
Hoành Sơn.
D. Quảng Nam.
Phía nam của huyện Tượng Lâm là gì?
Trà Kiệu.
Phan Rang.
c. Đèo Đại Lãnh.
D. Đèo Hải Vân.
Người Chăm cổ thuộc nền văn hóa nào?
Óc eo,
Sa Huỳnh, c. Quỳnh Văn.
D. Phùng Nguyên.
Nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập vào thời gian nào?
Năm 92 - 93.
Năm 12 - 19. c. Năm 192 - 193.
D. Năm 202 - 203.
Phía bắc của nước Cham-pa đến
Hoành Sơn.
đèo Hải Vân. c. đèo Đại Lãnh.
D. Trà Kiệu.
Phía nam của nước Cham-pa đến đâu?
Trà Kiệu.
Đèo Đại Lãnh, c. Phan Rang.
D. Đèo Hải Vân.
Điểm giống nhau về kinh tế giữa người Chăm và người Việt là gì?
Tạo ra xe guồng nước.
Trồng dừa.
c. Làm ruộng bậc thang.
D. Nông nghiệp trồng lúa nước.
Người Chăm có phong tục tập quán giống người Việt là ở -điểm nào?
Hỏa táng, ở nhà sàn.
Hỏa táng, c. Ăn trầu cau.
D. Thờ cúng tổ tiên.
Công trình nghệ thuật đặc sắc nhất của người Chăm là công trình nào?
Đền.
Tượng.
c. Các bức chạm.
D. Tháp.
Nhân dân Tượng Lâm đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của ai?
Hai Bà Trưng.
Bà Triệu, c. Lý Bí. '
D. Mai Thúc Loan.
B. Tự luận
Câu 1. Quá trình mở rộng lãnh thổ của nước Cham-pa diễn ra như thế nào? Bằng biện pháp gì?
Câu 2. Nêu những nét chính về tình hình kinh tế Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
Hướng dẫn trả lời
Trắc nghiệm
1:A, 2:C, 3:B, 4:D, 5:A, 6:C, 7:D, 8:C, 9:D, 10:A.
Tự luận
Câu 1.
Quá trình mở rộng lãnh thổ của nước Cham-pa:
Dựa vào lực lượng quân sự mạnh, các vua Lâm Âp hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giếng mở rộng lãnh thổ phía bắc đến Hoành Sơn, phía nam đến Phan Rang.
Quá trình mở rộng lãnh thổ của nước Cham-pa được tiến hành bằng biện pháp quân sự.