Giải Lịch Sử 6 Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602)

  • Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) trang 1
  • Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) trang 2
  • Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) trang 3
  • Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) trang 4
  • Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) trang 5
Bài 21
Khởi nghĩa Lí Bí.
Nước Vạn Xuân (542 - 602)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Nhà Lương xiết chặt ách đô hộ như thế nào?
Đầu thế kĩ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu.
Nhà Lương xiết chặt ách đô hộ đốì với dân ta:
Chia lại quận, huyện. Vùng đất Âu Lạc cũ chia thành: Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu.
Chỉ có những người cùng họ với vua và một số dòng họ Hán lớn mới được giao giữ những chức vụ quan trọng.
Bóc lột dã man tàn bạo, đặt hàng trăm thứ thuế vô lí: trồng cây dâu cao một thước phải nộp thuế, bán vợ dợ con cũng phải nộp thuế.
Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân thành lập.
Khởi nghĩa Lý Bí
Nguyên nhân: Chích sách phân biệt đối xử trắng trợn và bóc lột dã man tàn bạo của nhà Lương.
Diễn biến: Mùa xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
+ Chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện Thái sử Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.
+ Tháng 4 năm 542, quân Lương ở Quảng Châu sang đàn áp, nghĩa quân chủ động tiến lên phía bắc đánh bại quân Lương, giải phóng Hoàng Châu.
+ Đầu năm 543, quân Lương lại tổ chức tấn công đàn áp. Nghĩa quân chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân Lương đại bại.
Nước Vạn Xuân thành lập
Mùa xuân năm 544m Lý Bí lên ngồi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, đặt tên hiệu là Thiên Đức, thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
II. CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu hỏi
A. Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
Giao Châu rơi vào ách đô hộ của nhà Lương vào thời gian nào?
Đầu thế kỉ VI.
Đầu năm 543.
Năm 602.
D. Đầu thế kĩ VII.
Sử sách Trung Quốc ghi chép Tiêu Tư là người như thế nào?
Tàn bạo.
Xảo quyệt, c. Tham lam.
D. Tàn bạo mất lòng dân.
Lý Bí phất cờ khởi nghĩa vào thời gian nào?
Năm 543.
Năm 542.
u	c. Năm 544.
D Năm 548.
Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào?
Năm 543.
Năm 542. c. Năm 544.
ốn dân
D. Năm 550.
Việc đặt tên nước Vạn Xuân là thể hiện lòng mong tộc được như thế nào?
Độc lập.
Hùng mạnh, c. Trường tồn.
D. Cả ba ý trên.
Kinh đô nước Vạn Xuân đặt ở đâu?
Cổ Loa.
Long Biên.
c. Vùng cửa sông Tô Lịch.
D. Thanh Trì.
Giúp việc cho vua cai quản mọi việc là ai?
Triệu Túc.
Triệu Quang Phục, c. Tinh Thiều.
D. Phạm Tu.
Đứng đầu ban văn là
Phạm Tu.
Tinh Thiều, c. Triệu Túc.
D. Triệu Quang Phục.
Đứng đầu ban võ là
Triệu Quang Phục.
Phạm Tu. c. Tinh Thiều.
D. Triệu Túc.
Tô Lịch ngày nay thuộc tỉnh, thành phố nào?
Hà Nội.
Thái Bình, c. Thanh Hóa.
D. Nghệ An.
B. Tự luận
Câu 1. Phần đất Âu Lạc cũ được chính quyến đô hộ nhà Lương chia lại như thế nào? Nhằm mục đích gì?
Câu 2. Nguyên nhân bùng nổ, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
Câu 3. Nêu những việc làm của Lý .Bí sau khi đánh bại quân đô hộ nhà Lương. Ý nghĩa của những việc làm đó?
Hướng dẫn trả lời
Trắc nghiệm
1:A, 2:D, 3:B, 4:C, 5:D, 6:C, 7:A, 8:B, 9:B, 10:A.
Tự luận Câu 1.
Phần đất Âu Lạc cũ được chính quyền đô hộ nhà Lương chia lại như sau:
+ Giao Châu - vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ + Ái Châu - Thanh Hóa
+ Vùng Nghệ - Tĩnh là Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu + Hoàng Châu - Quảng Ninh
Chính quyền đô hộ chia lại nhằm mục đích siết chặt ách đô hộ đối với nhân dân là.
Câu 2.
Nguyên nhân bùng nổ: chính sách phân biệt đối xử trắng trợn và bóc lột dã man tàn bạo của nhà Lương.
Kết quả:'khởi nghĩa thắng lợi, nhà nước Vạn Xuân ra đời.
Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân thể hiện sức sông mãnh"liệt, ý chí độc lập tự chủ
■ của dân tộc ta; báo hiệu dân tộc ta sớm muộn cũng giành 'được nền độc lập.
Câu 3. - Những việc làm của Lý Bí sau khi đánh bại quân đô hộ nhà Lương:
+ Lên ngôi hoàng đế - Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô, đặt niên hiệu Thiên Đức.
+ Thành lập triều đình
Ý nghĩa những việc làm của Lý Bí:
Chứng tỏ dân tộc ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai với Trung Quốc, không lệ thuộc Trung Quốc.