Giải Lịch Sử 6 Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo)

  • Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo) trang 1
  • Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo) trang 2
  • Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo) trang 3
  • Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo) trang 4
  • Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo) trang 5
Bài 22
Khỏi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân
(542 - 602) (tiếp theo)
KIÊN THỨC Cơ BẢN
Chông quân Lương xâm lược
Tháng 5 năm 545, nhà Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo đường thủy, bộ tiến đánh Vạn Xuân.
Quân địch rất mạnh, Lý Nam Đế chống cự không nổi phải lui về giữ thành ỗ cửa sông Tô Lịch. Thành vỡ, Lý Nam Đế phải đem quân giữ thành Gia Ninh. Đầu năm 456, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải đem quân đến Phú Thọ sau đó đem lại quân đóng ở hồ Điển Triệt.
Trần Bá Tiên chỉ huy quân Lương đánh úp hồ Điển Triệt. Quân ta tan vỡ. Lý Nam Đế chạy vào động Khuất Lão. ông mất năm 548.
Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?
Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy chông quân Lương.
Triệu Quang Phục đem quân về vùng Dạ Trạch bí mật đóng quân trên bãi nổi. Ban ngày tắt lửa khói, im hơi lặng tiếng, ban đêm chèo thuyền ra đánh trại giặc cướp vũ khí, lương thực.
Quân Lương nhiều lần tấn công Dạ Trạch nhưng không thành. Năm 550, nhân cơ hội Trần Bá Tiên về Trung Quốc, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh ta'n quân xâm lược. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua - Triệu Việt Vương, tổ chức lại chính quyền. Hai mươi năm sau, Lý Phật Tử từ phía Nam kéo về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua - Hậu Lý Nam Đế.
Vua Tùy đòi Lý Phật Tử phải sang chầu nhưng Lý Phật Tử thoái thác.
Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc.
n CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu hỏi
A. Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
Quân Lương sang xâm lược Vạn Xuân vào thời gian nào?
Tháng 5 năm 545.
Tháng 5 năm 548. c. Tháng 5 năm 550.
D. Tháng 5 năm 544.
Tướng chỉ huy quân Lương xâm lược Vạn Xuân là ai?
Dương Phiêu.
Trần Bá Tiên.
c. Dương Phiêu, Trần Bá Tiên.
D. Tiêu Tử.
Địa điểm cuối cùng mà Lý Nam Đế đóng quân là ở đâu?
Cửa sông Tô Lịch.
Gia Ninh.
c. Động Khuất Lão.
D. Hồ Điển Triệt.
Trần Bá Tiên chỉ huy quân Lương đánh úp quân ta ở đâu?
Hồ Điển Triệt.
Thành Gia Ninh.
G. Đầm Dạ Trạch.
D. Động Khuất Lão.
Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cho ai?
Lý Thiên Bảo.
Lý Phật Tử.
c. Triệu Quang Phục.
D. Triệu Túc.
Dạ Trạch ngày nay thuộc tỉnh, thành phố nào?
Thành phố Hà Nội.
Tỉnh Phú Thọ. c. Tỉnh Hưng Yên.
D. Tỉnh Vĩnh Phúc.
Để đi lại ỗ Dạ Trạch phải dùng phương tiện gì?
Xe.
Thuyền, c. Voi.
D. Thuyền nhỏ.
Tại căn cứ Dạ Trạch, nghĩa quân thường đánh giặc vào thời điểm nào?
Buổi sáng.
Ban đêm. c. Ban ngày.
D. Cả ngày lẫn đêm.
Cơ hội để nghĩa quân của Triệu Quang Phục phản công là gì? A. Trần Bá Tiên về nước.
c. Quân giặc hết lương thực.
D. Quân giặc chủ quan.
Lý Phật Tử bị vây hãm và bị bắt ở đâu?
Gia Ninh.
Thanh Hóa.
c. Hồ Điển Triệt.
D. CỔ Loa.
B. Tự luận
Câu 1. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, lực lượng của quân ta còn bao nhiêu? Thất bại có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Tại sao?
Câu 2. Mô tả vùng Dạ Trạch và cho biết vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.
Câu 3. Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chông quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo.
Hướng dẫn trả lời
Trắc nghiệm
1:A, 2:B, 3:D, 4:A, 5:C, 6:C, 7:D, 8:B, 9:A, 10:D.
Tự luận
Câu 1.
Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, lực lượng quân ta còn hai bộ phận. Một bộ phận do Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử đem lui về Thanh Hóa, một phận do Triệu Quang Phục chỉ huy lui về
" Dạ Trạch.
Nước Vạn Xuân thành lập được một năm thì quân Lương sang xâm lược, thất bại của Lý Nam Đế trong cuộc kháng chiến chông quân Lương không phải là nước Vạn Xuân sụp đổ, vì quân ra vẫn còn hai bộ phận và cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục dưới sự chỉ huy của Triệu Quang Phục .
Câu 2.
Dạ Trạch là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao, khô ráo, có thể ở được. Đường vào bãi rất kín đá, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được.
Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến vì:
Dạ Trạch là vùng đầm lầy, rộng, lau sậy um tùm... Triệu Quang Phục là người Chu Diên, rất thông thạo thủy thổ vùng này. Ông đã phát hiện ra ưu điểm của địa hình vùng Dạ Trạch là thích hợp cho chiến tranh du kích.
Câu 3. Nguyên nhân thắng lợi:
Cuộc kháng chiến được nhân dân ủng hộ.
Triệu Quang Phục là người tài giỏi, nghĩa quân biết tận dụng ưu thế của địa hình Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích.
Quân Lương luôn luôn bị động trong chiến đấu, chán nản, nhà Lương có loạn Trần Bá Tiên phải về Trung Quốc.