Giải Lịch Sử 6 Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo)

  • Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo) trang 1
  • Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo) trang 2
  • Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo) trang 3
  • Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo) trang 4
Bài 15
Nước Âu Lạc (tiếp theo)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Thành cổ Loa và lực lượng quốc phòng
Thành Cố Loa được xây dựng ở Phong Khê. Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16000m, chiều cao thành khoảng 5 - 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, chân thành rộng từ 10 - 20m.
Mỗi vòng thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30m. Các hào thõng nhau, vừa nối với Đầm Cả ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
Bên trong thành nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc Hầu, Lạc tướng.
Thành cổ Loa còn là một quân thành. Ở đây có một lực lượng lớn bộ binh và thủy bĩnh được trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ. Đầm Cả là nơi tập trung thuyền chiến vừa luyện tập vừa chiến đấu.
Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
Triệu Đà là tướng của nhà Tần, cai quản các quận giáp phía Bắc Âu Lạc. Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu. Triệu Đà cắt đất ba quận thành lập nước Nam Việt, sau đó đem quân đi. đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc có vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm nên đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu Đà. Thất bại, nhưng Triệu Đà vẫn không chịu từ bỏ âm mưu xầm lược Âu Lạc bèn giả vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nhà nưộc Âu Lạc.
Trong khi nội bộ nhà nước Âu Lạc bị chia rẽ, các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu đều bỏ về quê, An Dương Vương mất cảnh giác, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc An Dương Vương thất bại nhanh chóng. Năm 179 TCN, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
n. CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu hỏi
A. Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
Gọi thành cổ Loa là Loa thành vì sao?
Thành có hình trôn ốc.
Thành xây ở cổ Loa. c. Thành xây ở Kinh Đô.
D. Thành có khu quân sự.
Tổng chiều dài chu vi của thành cổ Loa dài khoảng bao nhiêu mét? A 1 600m.
B. 16 OOOm. c. 160 OOOm.
D. 160m.
Chiều cao của thành cổ Loa khoảng bao nhiêu mét?
10m.
5m.
c. 5 - 10m.
D. 10 - 20m.
Khu nhà ỏ' và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng ở đâu?
Giữa thành trung và ngoại thành.
Giữa thành trung và thành nội. c. Giữa thành nội và thành ngoại.
D. Bên trong thành nội.
Vũ khí lợi hại nhất của quân đội Âu Lạc là gì?
Nỏ.
Giáo.
c. Rìu chiến.
D. Dao găm.
Nơi tập trung thuyền chiến của Âu Lạc ỏ' đâu?
Bên trong thành nội.
Đầm Cả.
c. Giữa thành trung và thành nội.
D. Phía nam thành.
Không đánh bại được quân ta, Triệu Đà đã dùng kế gì?
Xin hòa.
Cho con ở rể.
c. Chia rẽ nội bộ Âu Lạc.
D. Cả ba ý trên.
Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
Trọng người tài giỏi.
Đoàn kết.
c. Không được chủ quan.
D. Cảnh giác.
B. Tự luận
Câu 1. Ý nghĩa “quân thành” của cổ Loa.
Câu 2. Những điểm giống nhau và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc.
Câu 3. Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Triệu Đà.
Hướng dẫn trả lời
Trắc nghiệm
1:A, 2:B, 3:C, 4:D, 5:A, 6:B, 7:D, 8:D.
Tự luận
Câu 1. Cổ Loa còn là một quân thành vì:
Cổ Loa có một lực lượng quân đội lớn gồm cả bộ binh và thủy binh được trang bị vũ khí đầy đủ và lợi hại.
Đầm Cả ở giữa thành trung và thành ngoại là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.
Câu 2. Điểm giống nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc:
+ Đứng đầu là vua, giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng.
+ Đơn vị hành chính trung gian giữa trung ương và làng chạ là bộ do Lạc tướng đứng đầu.
Điểm khác nhau:
+ Kinh đô Âu Lạc đóng ở trung tâm đất nước, có thành cổ Loa vững chắc, kiên cố.
+ Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội chính quy, nhà nước Âu Lạc có quân đội chính quy mạnh, vũ khí tốt.
Câu 3. Thất bại của An Dương Vương do những nguyên nhân sau đây:
An Dương Vương mất cảnh giác không lo đề phòng.
Nội bộ nhà nước Âu Lạc bị chia rẽ, An Dương Vương mất hết các tướng giỏi.