Soạn Văn 7: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

  • Cách làm bài văn lập luận chứng minh trang 1
  • Cách làm bài văn lập luận chứng minh trang 2
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa.
Dàn bài: Bài văn lập luận chứng minh:
+ Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
+ Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ỷ
lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Cho hai đề văn:
Đề 1. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Đề 2. Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
+ Để làm hai đề văn này chúng ta sẽ lần lượt tiến hành các bước: Tìm hiểu đề và tìm ý —> Lập dàn bài —> Viết bài —> Đọc lại và
sửa chữa.
+ Điểm giống và khác của hai đề này với đề “Có chí thì nên”
Điểm giống nhau:
Cả hai câu tục ngữ và bài thơ đều có ý khuyên con người phải bền lòng, không được nản chí trước khó khăn của công việc và hoàn cảnh.
Điểm khác nhau:
Có chí thì nên —> thiên về khẳng định quyết tâm của con người.
Có công mài sắt có ngày nên kim —> thiên về nói đến sự cần mẫn, kiên trì trong công việc.
Bài thơ: Có hai ý
Ý thứ nhất: Nếu không bền lòng thì sẽ không làm được việc.
Ý thứ hai: Khẳng định sức mạnh lớn lao của ý chí và quyết tâm.