Soạn Văn 7: Kiểm tra phần văn

  • Kiểm tra phần văn trang 1
  • Kiểm tra phần văn trang 2
  • Kiểm tra phần văn trang 3
  • Kiểm tra phần văn trang 4
  • Kiểm tra phần văn trang 5
  • Kiểm tra phần văn trang 6
  • Kiểm tra phần văn trang 7
  • Kiểm tra phần văn trang 8
MỘT SỐ BÀI THAM KHẢO
(Bài viết số 7)
Đề 1. Chọn chép lại một bài ca dao đã học hoặc đã sưu tầm mà em yêu thích. Phân tích tình cảm dược diễn tả và những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài ca dao đó.
Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài ca hay mà em yêu thích như những bài ca dao ngợi ca phong cảnh của đất nước, ngợi ca công ơn sinh thành của cha mẹ, hay mỉa mai châm biếm những thói hư tật xấu của con người để khuyên người ta sông tốt hơn v.v... nhưng có lẽ thích nhất là những bài ca dao nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đặc biệt là bài ca dao:
Chiểu chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.
Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nữ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó' mẹ cha, em út lại trỗi dậy trong lòng người con gái.
Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muôn về thăm quê lắm chứ nhưng đâu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cẩm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bố mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.
Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu.
Đề 2. Chọn chép một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam mà em yêu thích và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.
Văn học trung đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ mà em yêu thích, nhưng bài thơ yêu thích nhất của em đó là bài Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt:
Nam quốc sơn hà Nam dế cư Tiệt nliiền định phận tại thiền thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ
Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời, chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
Bài thơ âm vang như lời truyền hịch, giọng thơ hào hùng đanh thép, đọc lên cảm thấy nức lòng, như được truyền thêm sức mạnh.
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Đó là một sự thật hiển nhiên, là một chân lí. Đất Nam thì người Nam ở, vua Nam ở từ bao đời nay điều đó đã được phân định một cách rõ ràng không chỉ ở cõi đời mà cả ở cõi trời cũng được ghi nhận một cách phân minh:
Vằng vặc sách trời, chia xứ sở
Những bằng chứng không thể chối cãi, nhưng kẻ thù nhất định làm ngơ bởi chúng rắp tâm xâm chiếm nước ta. Cái lí muôn đời của kẻ mạnh là “tao muốn ăn thịt mày”.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Hình thức của câu thơ là một câu hỏi, nhưng thực ra đó là lời luận tội. Luận tội kẻ đã đám đi ngược lại đạo người và đạo trời. Lời thơ vừa thể hiện sự khinh miệt và căm giận vô cùng. Từ lỗ trong nguyên bản có nghĩa là mọi rợ, nhằm chỉ quân giặc. Tổ quốc đất mẹ là thiêng liêng, không thế để cho quân giặc giày xéo, câu thơ cuối vang lên mạnh mẽ đanh thép:
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Chúng bay nhất định phải tan vỡ).
Đó không chỉ là quyết tâm của vị thủ lĩnh tối cao, mà còn là quyết tâm của ba quân đang sẵn sàng đợi lệnh, là bản lĩnh khí phách của dân tộc Việt Nam khi đứng trước hoạ xâm lăng. Đồng thời đó cũng là lời cảnh báo đối với quân giặc. Những kẻ đi ngược lại chân lí, những kẻ tham tàn bạo ngược tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
Đã hơn mười thế kỉ trôi qua kể từ ngày bài thơ được ra đời trong một đêm lịch sử dữ dội đáng nhớ năm 1077. Khi quân của vị tướng Lí Thường Kiệt đang đánh giặc Tống bên bờ sông Như Nguyệt, tiếng ngâm thơ trong đêm trước giờ xuất kích vang lên như một hồi kèn xung trận đã làm nức lòng tướng sĩ ba quân, góp phần làm nên chiến thắng. Và cho đến tận hôm nay lời thơ ấy vẫn còn làm nức lòng người bao thế hệ.
Đề 3. Chọn chép lại hai câu thơ Đường đã học và giải thích lí do vì sao mà em thích hai câu thơ đó.
Thơ Đường là tinh hoa văn hoá của văn học Trung Quốc và của nhân loại. Thơ Đường mà chúng em được học trong chương trình thường chỉ có bốn câu, gồm những bài: Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết buổi mới về què. Hai câu cuối trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất:
Phiên âm
Cử đầu vọng minh nguyệt Đè đầu tư cố hương.
(Lý Bạch)
Dịch thơ:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương.
Toàn bộ bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thìa tình quê hương của một người sông xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh, nhưng ở hai câu cuối thế hiện điều đó rõ nhất. Nội tâm của người ngắm cảnh được biểu hiện qua hai hành động đối lập ngẩng đầu và cúi đầu. Ngẩng đầu vầng trăng vằng vặc bao la mênh mông, ơ trên cao, một mình trăng giữa cả một bầu trời quá rộng, trăng cô đơn lẻ loi. Dưới mặt đất đêm mênh mông chỉ mình người lữ thứ đang thức ngắm nhìn trăng. Trăng và người cùng cảnh ngộ, cùng tâm sự nỗi niềm nhưng trăng trên cao, người dưới thấp đối diện nhưng không được chia sẻ được nỗi lòng, không chia sẻ được tâm sự đầy vơi.
Hành động cúi đầu như là một hệ quả tất yếu. Người lữ thứ nhớ về những người thân yêu ở quê nhà, nhó' mảnh đất quê hương gắn bó mà giờ mình đang phải xa cách nghìn trùng. Và cũng có thể nhó' về một đêm trăng tương tự như thế được ỏ' bên bạn bè để vừa làm thơ, uổng rượu và ngắm trăng.
Trong đời người chắc chắn ai cũng sẽ có một lần xa quê, nhưng có ngắm vầng trăng sáng nơi đất khách quê người thì mới thấu hiểu tâm trạng người lữ thứ. Vào mỗi lần nhìn vầng trăng sáng, bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch lại trào dâng trong tâm hồn đế rồi đến lượt mình ta lại: Đê đầu tư cố hương như thi Tiên hàng nghìn năm trước.
Đề 4. Chép lại hai bài thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
Trăng là đề tài muôn thuở của thơ ca, các nhà thơ xưa không ai lại không viết về trăng lại không ưu ái dành cho trăng một vị trí vinh dự trong thơ mình. Với Bác Hồ cũng thế. Bác có rất nhiều bài thơ viết về trăng, bài thơ Cănli kliuya và Rằm tháng giêng là hai bài thơ rất quen thuộc với mọi người, trong đó có những câu thơ tả về trăng thật tuyệt diệu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ hóng lồng hoa.
(Cảnh khuya)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân.
(Rằm tháng giêng)
Cả hai câu thơ đều miêu tả cảnh trăng ở núi rừng, có gì đẹp hơn trăng ngàn gió núi, có gì hoà hợp hơn khí bộ ba lâm - thuỷ - nguyệt đi với nhau, hoà quyện với nhau.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trời đã vào khuya, mọi vật im phăng phắc, chỉ có ánh trăng dịu dàng tỏa khắp không gian. Trăng lồng vào cây, cây đầy những bóng hoa, những mảng tối - sáng, trắng - đen lồng vào nhau quấn quýt. Con mắt ưu ái của người ngắm cảnh đã làm cho cảnh vật trỏ' nên sinh động hữu tình. Hai chữ lồng trong một câu thơ làm ta có cảm giác cảnh vật cứ như nhập vào nhau, hoá thân vào nhau lặng lẽ miên man hư ảo chập chờn.
Nếu như ỏ' bài thơ Cảnh khuya ta không xác định được rõ bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào của mùa trăng, thì ở bài thơ Rằm tháng giềng điều đó được xác định rất rõ ràng: Vào đêm trăng rằm của tháng giêng, tháng đầu tiên của một năm, nghĩa là trăng vào độ đẹp nhất, tròn nhất, sáng nhất:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Đất trời, sông nước tràn ngập ánh trăng, vầng trăng kia cũng trong trẻo đến lạ thường, phơi phới sức xuân ẩn chứa trong ánh sáng như ánh bạc của nó. Dường như vạn vật đều thu mình lại để cho ánh trăng tỏa đến vô biên.
Cả hai bài thơ đều được Bác sáng tác vào thời kì kháng chiến chông Pháp, Cảnli kliuya năm 1947, Rằm tháng giêng năm 1948. Đây là giai đoạn mà cuộc kháng chiến đang diễn ra vô cùng ác liệt, phía ta đang phải trải qua những khó khăn thử thách. Thế nhưng cả hai bài thơ ta không hề thấy một nét gợn nào nhắc đến những điều đó. Nếu tách hai câu thơ tả trăng đứng riêng độc lập, rất nhiều người sẽ nghĩ hẳn tác giả của nó đang rất thư thái ung dung, là một bậc tiên khách đang dạo chơi ngắm cảnh ở chôn trần gian. Có ai ngờ tác giả lại là người đang ngày đêm trằn trọc băn khoăn lo vận nước, vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh hiện ra thật bất ngờ, con người đắm say với thiên nhiên cũng là con người yêu nước đến hết mình.
Đề 5. Em cảm nhận được gì về tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài “Mùa xuân của tôi”.
Tác phẩm Mỳn xuân của tôi được thai nghén từ trái tim của người con xa quê Vũ Bằng. Sinh ở Hà Nội thế nhưng do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, ông đã vào Sài Gòn vừa hoạt động cách mạng, vừa viết văn làm báo. Nhà văn đã gởi vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết về quê hương gia đình, về cảnh sắc thiên nhiên, phố xá và cuộc sống hàng ngày của Hà Nội. Những cành vật ấy mang vẻ đẹp riêng biệt và bản sắc văn hoá tinh tế độc đáo của Thủ đô Hà Nội và cũng là của dân tộc.
Mùa xuân đã để lại cho tác giả ấn tượng thật sâu đậm, có lẽ trong bôn mùa ưu ái lớn nhất của Người là dành cho mùa xuân. Tác giả đã đưa ra rất nhiều lí do để cắt nghĩa tại sao mùa xuân lại được chuộng nhất: mùa xuân có sông xanh núi tím, mùa xuân có mưa riêu riêu gió lành lạnh, mùa xuân làm cho nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc, con người dường như trẻ hơn ra, mùa xuân bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, mùa xuân khắp nơi nức một mùi hương man mác...
Cảm xúc của tác giả nôn nao trong từng chi tiết, hình ảnh khi hồi tưởng về mùa xuân. Tình cảm ấy không chỉ thể hiện gián tiếp qua cảnh mà còn được thể hiện trực tiếp. Những con sóng nhớ thương không thế kìm nén cứ trào dâng qua câu chữ tha thiết: Mùa xuân của tôi... Mùa xuân tliần thánh của tôi... Đẹp quá đi mùa xuân ơi! Và tác giả tự gọi mình là: Người mê luyến mùa xuân, người yêu cảnh... Thế đủ biết tác giả yêu say mùa xuân đến mức nào.
Tất cả cảnh vật của mùa xuân đều được tâm hồn tác giả căng ra đón nhận: từ những cái lớn lao như sông xanh núi tím đến những cái nhỏ bình thường cỏ không xanh mướt như cuối đông, từ những thay đổi sắc màu của bầu trời cho tới sự thay đổi cảnh vật ỏ' dưới mặt đất; từ sự chuyển biến của cảnh sắc thiên nhiên cái rét ngọt ngào chớ không còn tê buốt cho đến sự chuyển biến ở trong lòng người thèm khát yêu thương thật tinh tế và sâu sắc vô cùng.
Đằng sau thái độ luyến ái thiết tha với mùa xuân miền Bắc của tác giả ta thấy một tình yêu nước thiết tha mãnh liệt như E-ren-bua đã nói: “Lòng yêu nước được bắt đầu từ lòng yêu những sự vật bình thường bé nhỏ nhất” huống hồ sự vật mà Vũ Bằng yêu mến ở đây lại không bé nhỏ một tí nào. Trong lòng em bỗng dưng ngân vang mùa xuân của tôi, mùa xuân của chúng ta.
Đề 6. Chọn chép hai câu tục ngữ mà em đã học, hoặc sưu tầm được. Nêu lên ỷ nghĩa giá trị kỉnh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện.
Nếu như ca dao là tiếng nói của trái tim, thì tục ngữ lại là tiếng nói của trí tuệ. Những câu tục ngữ thường ngắn gọn có nhịp điệu, có hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Mỗi câu tục ngữ là một chân lí của cuộc sông. Trong số những câu tục ngữ đó em thích nhất là hai câu tục ngữ sau:
Một mặt người bằng mười mặt của Đói cho sạch, rách cho thơm.
Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.
Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đôi lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.
Câu tục ngữ thứ hai: Đói cỉio sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đĩ và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sống, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.
Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cố gắng rất nhiều!