Soạn Văn 7: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 1
  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 2
  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 3
  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 4
  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 5
  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 6
Bài 18
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
TỤC NGỬ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nliịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiển nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có lính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Các em không chỉ đọc kĩ mà nên học thuộc, vì những câu tục ngữ này không chỉ có giá trị văn học mà còn có giá trị trong thực tê dời sống.
Câu 2. Có thế chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Môi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó.
Tám câu tục ngữ trong bài có thể chia làm hai nhóm.
+ Nhóm 1:
Từ câu 1 đến câu 4.
Những câu tục ngữ nói về các hiện tượng thiên nhiên.
+ Nhóm 2:
Từ câu 5 đến câu 8.
Những câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất.
Câu 3. Phân tích tùng câu tục ngữ theo những phương diện nghĩa, cơ sở thực tiễn, khả năng áp dụng giả trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
+ Nghĩa: Nói về hiện tượng ngày đêm trái ngược nhau —> tháng năm âm lịch ngày dài đêm ngắn, còn vào tháng mười âm lịch thì ngược lại, ngày ngắn đêm dài.
+ Ca sở thực tiễn: Dựa vào sự quan sát của nhân dân vào hai mùa tháng 5 (mùa hè), tháng 10 (mùa đông).
+ Khả năng áp dụng: Câu tục ngữ này hoàn toàn đúng với thực tế và co' sở khoa học về sự vận động của trái đất quay xung quanh mặt trời.
+ Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ giúp ta chủ động trong việc sắp xếp thời gian, lịch trình công việc của mình cho phù hợp với thời gian lúc ngày dài đêm ngắn và ngược lại, đặc biệt là ỏ' nông thôn.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
+ Nghĩa: Đêm mà có nhiều sao thì ngày hôm sau trời sẽ nắng. Đêm nào ít sao ngày hôm sau trời sẽ mưa.
+ Cơ sở thực tiễn: Đêm nhiều sao, trời không mây thì khả năng mưa ít xảy ra. Đêm ít sao do mây nhiều che khuất, mây nhiều tích mưa.
+ Khả năng áp dụng: Không hoàn toàn tuyệt đối, bởi lẽ có những lúc ngày sao nhiều mà trời vẫn mưa, và có những lúc sao ít nhưng trời lại nắng.
+ Giá trị kinh nghiệm: Giúp cho người nông dân dự đoán được thời tiết ngày hôm sau để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa.
Ráng mở gà, có nhà thì giữ.
+ Nghĩa: Ráng là sắc màu ở phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây mà có nhiều màu khác nhau lúc màu đỏ, lúc màu vàng, lúc màu hồng. Lúc ráng có màu vàng như mỡ gà là dấu hiệu sắp có bão phải lo chống giữ nhà cửa.
+ Cơ sở thực tiễn: Dựa trên hiện tượng tự nhiên có thật mà nhân dân đã quan sát và thấy ứng nghiệm.
+ Khả năng áp dụng: Hoàn toàn đúng với thực tế.
+ Giá trị kinh nghiệm: Giúp người dân phòng chông được giông bão, giảm thiểu thiệt hại.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
+ Nghĩa: Vào tháng bảy âm lịch mà thấy kiến bò lên cao là hiện tượng báo sắp có lũ xảy ra.
+ Cơ sở thực tiễn: Loài kiến thường hay làm tổ ở dưới đất, khi cảm nhận được sắp có lụt xảy ra chúng sẽ tìm cách bò lên chỗ cao.
+ Khả năng áp dụng: Hiện tượng này thường rất đúng với thực tế.
+ Giá trị kinh nghiệm: Nhìn vào đàn kiến bò lên cao tìm nơi ẩn trú người dân biết trước sắp có lụt xảy ra nên tìm cách bảo vệ tài sản mùa màng.
Tấc đất tấc vàng.
+ Cơ sở thực tiễn: Đất là nơi con người trồng trọt, cày cấy, sản xuất ra lúa gạo, của cải vật chất mang lại sự sông ấm no.
+ Khả năng áp dụng: Câu tục ngữ là một chân lí tuyệt đối đúng.
+ Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ khuyên con người phải biết quý trọng đất đai, biết chăm chỉ lao động sản xuất. Vàng bạc quý hiếm không ở đâu xa, ở ngay trên mảnh đất của mình.
Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền.
+ Nghĩa: Câu tục ngữ xếp thứ tự các ngành nghề trên cơ sở giá trị kinh tế do nghề ấy tạo ra: thứ nhất nuôi cá, thứ hai trồng trọt, thứ ba làm ruộng.
+ Cơ sở thực tiễn: Câu tục ngữ này không hoàn toàn chính xác bởi lẽ hiệu quả kinh tế của từng nghề còn phụ thuộc vào hoàn cảnh địa lí của từng thời vụ.
+ Khả năng áp dụng: Dựa trên so sánh hiệu quả thực tế về kinh tế giữa các nghề mang lại.
+ Giá trị kinh nghiệm: Giúp cho người dân đầu tư có hiệu quả trong sản xuất.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
+ Nghĩa: Câu tục ngữ khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố đối với nghề trồng lúa: Thứ nhất là nước, thứ hai phân bón, thứ ba là chăm sóc, thứ tư là giống lúa.
+ Cơ sở thực tiễn: Dựa trên cơ sở thực tế trồng lúa lâu đời của cha ông, nhân dân đã quan sát đúc kết nên kinh nghiệm đó.
+ Khả năng áp dụng: Trong điều kiện khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, thứ tự của bốn yếu tố đó có thể hoán đổi.
+ Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ giúp người lao động biết được thứ tự quan trọng của các yếu tố trong nghề trồng lúa. Và biết được nơi nào thì đủ điều kiện để trồng.
Nhất thì, nhì thục
+ Nghĩa: Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của thời vụ - mùa nào thì trồng cây ấy cho phù hợp với thời tiết - và việc cày xới đất đai để thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.
+ Cơ sở thực tiễn: Dựa trên cơ sở thực tế của việc trồng trọt.
+ Khả năng áp dụng: Hoàn toàn đúng với thực tế “mùa nào thức ây” thì bao giờ cũng dễ gieo trồng hơn. Đất chúng ta cày xới kĩ càng thì rễ cây hút thức ăn tót hơn.
+ Giá trị kinh nghiệm: Nhắc nhở người dân gieo trồng đúng thời vụ, cày bừa kĩ càng trước khi gieo trồng.
Câu 4. Nhìn chung, tục ngữ có những đặc điểm về hình thức: ngắn gọn, có vần, đối xứng, lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Hãy minh hoạ.
(Chúng ta lần lượt phân tích từng đặc điếm một, và phân tích cụ thể một vài câu tục ngữ để minh hoạ).
+ Ngắn gọn: Hầu hết các câu tục ngữ chỉ có 6 đến 8 chữ, có những câu chỉ có 4 chữ: “Nhất thì, nhì thục” “Tấc đất, tấc vàng” cô đọng, súc tích thể hiện sự dứt khoát nhấn mạnh kinh nghiệm đồng thời làm cho câu tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ.
+ Vần: Tám câu tục ngữ câu nào cũng có vần, đại đa số là vần lưng (vần nằm ở giữa câu) có những câu có tới hai vần. Ví dụ:
Đèm tháng năm chưa nằm dã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Vần: ăm (năm - nằm) vần ươi (mười - cười) vần lưng Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Vần: ắng (nắng - vắng)vần lưng
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Vần: a (gà - nhà) vần lưng
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Vần: 0 (bò - lo) vần lưng
Tấc đất tấc vàng.
Vần: (tấc - tấc) vần lưng
vần: i (trì - nhì) và vần ién (viên - điền) vần lưng Nhất nưóc, nlù phân, tam cần tứ giông
Vần: ân (phân - cần) vần lưng Nhất thì, nhì thục
Vần: i (thì - nhì) vần lưng
+ Phép đối
Mỗi câu tục ngữ thường có các vế đối xứng nhau về cả hình thức và nội dung “tất đất / tấc vàng”, “nhất thì / nhì thục”. Hoặc: Đêm tháng năm > < vắng mưa.
Tác dụng: Làm nối bật ý cần biểu đạt, đồng thời khắc sâu nhấn mạnh ý, tạo sự cân đối, nhịp nhàng.
+ Lập luận, hình ảnh
Tục ngừ là sự đúc rút của kinh nghiệm, là tiếng nói của trí tuệ, vì thế thường khô khan nhưng nhân dân ta đã diễn đạt tục ngữ bằng những hình ảnh cụ thể, sinh động.
Tấc đất / tấc vàng	—>sự so sánh, lối nói
Chưa nằm đã sáng / chưa cười đã tối. thậm xưng gây ấn tượng
Có những câu tục ngữ cấu trúc theo quan hệ nhân quả, cách sử dụng số tự đế’ sắp xếp thứ tự tầm quan trọng của từng khâu:
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt —> quan hệ nhân quả
Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống —> sử dụng số từ.
Tác dụng: Làm cho tục ngữ trở nên sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc có sức thuyết phục cao.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ, có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão lụt.
Sấm bền đông, động bên tây.
*
Chớp dông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
'k
Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.
*
Mây xanh till nắng, mây trắng thì mưa.
*
Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa.
*
Gió heo may, chuồn chuồn hay thỉ hão.
*
Rồng đen lấy nước thỉ nắng Rồng trắng lấy nước thỉ mưa.
Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ.
*
Tháng riềng rét đài Tháng hai rét lộc Tháng ha rét nàng Bân
Tư LIỆU THAM KHẢO
Nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ quan hệ hữu cơ với nhau. Nghĩa bóng được thể hiện thông qua nghĩa đen, trên cơ sở của nghĩa đen. Chỉ có thể xới lật, bóc đúng các lớp nghĩa bóng khi đặt nó trong quan hệ logic với nghĩa đen.
Tục ngữ, như đã nói, là thể loại có hình thức bề ngoài rất nhỏ. “Một câu tục ngữ còn ngắn hơn cả mũi con chim” Trong mỗi câu tục ngữ, một kinh nghiệm, tư tưởng lớn biểu hiện trong một mệnh đề; trí tuệ, tình cảm của chủ thể kinh nghiệm dân gian được chắt lọc, cô đúc lại. Có một điều rất lí thú là quá trình hình thành dị bản của tục ngữ nhiều khi là quá trình diễn ra sự rút gọn các ngôn từ vốn đã cô đọng.
Cũng nhờ hình ảnh chính xác mà sinh động, cụ thể mà khái quát, kinh nghiệm mà chân lí của tục ngữ trở nên có sức thuyết phục hơn. Tục ngữ không đơn thuần chỉ là những hình thức nhận thức duy lí mà còn là những hình thành đánh giá thẩm mĩ về các hiện tượng tự nhiên, xã hội.
(Theo Bùi Mạnh Nhị - Văn học dân gian những công trình nghiền cứu)