Soạn Văn 7: Sống chết mặc bay

  • Sống chết mặc bay trang 1
  • Sống chết mặc bay trang 2
  • Sống chết mặc bay trang 3
  • Sống chết mặc bay trang 4
  • Sống chết mặc bay trang 5
Bài 26
sống chết mặc bay
Cách làm bài văn lập luận giải thích
Luyện tập lập luận giải thích
Viết bài làm văn sô" 6
SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Về tác giả: Phạm Duy Tốn (1883 - 1924) què ở Thường Tín - Hà Tây là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. sống chết mặc bay được coi là tác phẩm thành công nhất của ông.
về tác phẩm: Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng là do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
HƯỚNG DẪN ĐỌC HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. “Sống chết mặc bay” có thể được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1 (từ đầu đến Khúc đê này hỏng mất): Nguy cơ đê vỡ và sự chông chọi của người dân.
+ Đoạn 2 (tiếp theo Điếu mày): Cảnh quan lại nha phủ say sưa đánh bài, thờ ơ trước nguy cơ đê vỡ.
+ Đoạn 3 (còn lại): Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào tình trạng thảm sầu.
Câu 2. Phân tích nghệ thuật tương phản của câu chuyện.
Cảnh người dân hộ đê
Cảnh quan phủ và nha lại chơi bài
+ Thời gian: Lúc một giờ đêm => sự nguy cấp của công việc.
+ Thời gian: Một giờ đêm => ăn chơi thâu đêm suốt sáng.
+ Địa điểm: Nơi khúc đê sắp vỡ dòng nước cuồn cuộn hung dữ đang ào ạt tấn công, mưa tầm tã trút xuống.
+ Địa điểm: Trong đình, nơi cao ráo, đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng, tấp nập.
+ Người tham dự: Những lũ con dân nghèo khổ, chân lấm tay bùn, hàng trăm nghìn con người.
+ Người tham dự: Quan phụ mẫu, nha lại, thầy đề, thầy đội, chánh tổng, thầy thông nhĩ.
+ Cảnh tượng và không khí: Hết sức căng thẳng. Trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa đem sức hèn yếu mà đối với sức mưa to nước lớn. Người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, bì bõm lội dưới bùn lầy, người nào người nấy ướt như chuột.
+ Cảnh tượng và không khí: Tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã. Quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Có đủ kẻ hầu người hạ... Tay trái bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút.
=> Cảnh lao động cực nhọc, vất vả, căng thẳng lo lắng đến cực độ của muôn dân lầm than => Thái độ thương cảm của tác giả.
=> Cảnh ăn chơi, phè phỡn, xa hoa, vô trách nhiệm với công việc, với tính mạng của con người của quan phủ và nha lại => Tliái độ
lên án.
Hai bức tranh hoàn toàn tương phản (đối lập), làm tăng giá trị tô cáo - Sự tàn bạo của giai cấp thống trị và nỗi khổ của nhân dân.
Câu 3. Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp. Ở tấc phẩm “Sông chết mặc bay”, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhăn vật.
Sự tăng cấp trong việc miêu tả cảnh hộ đê
Sự tăng cấp trong việc miêu tả sự đam mê cờ bạc của quan phủ
Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to quá.
Hàng trăm con người từ chiều đến giờ vẫn hết sức giữ gìn, lội dưới bùn lầy, người nào người nấy ướt lướt thướt.
4JL
Trời vẫn mưa tầm tã như trút, nước cứ cuồn cuộn bốc lên.
Tiếng người xao xác, ai cũng mêt lử, lo thay, nguy thay.
Ậ
Tiếng người kêu rầm rĩ, tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.
Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không chỗ chôn.
Quan phủ ngồi trên sập uy nghi chễm chệ, xung quanh có thầy đề, thầy đội, chánh tổng, thầy thông cùng ngồi hầu bài. Ngài xơi xong bát yến, khểnh vuốt râu, rung đùi mắt đang mải trông đĩa noc.
h
Có tiếng kêu vang trời dậy đất, mọi người đều giật nẩy mình, quan vẫn điềm nhiên chỉ lăm le chực người bốc trúng quân mình chờ - giục thầy đề bốc nhanh.
h
Quan lớn đỏ mặt tía tai, sai lính đuổi người nhà quê ra - quay lại hỏi thầy đề bốc quân gì. vỗ tay xuống sập kêu to, xoè bài, miệng cười sung sướng hả hê đắc chí ngài ù.
+ Biện pháp nghệ thuật tăng cấp đã lột tả một cách sâu sắc sự vô nhân đạo, thái độ sống chết mặc bay của tên quan huyện mê say thú vui bài bạc, đánh mất hết lương tâm nhân tính, dân càng khôn cùng thì quan ù càng lớn, càng sung sướng hả hê.
c) Nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
+ Thủ pháp tương phản là để làm nổi bật ý tưởng, giúp người đọc nhận thức rõ bản chất tàn bạo của tên quan phủ và nỗi khốn khổ của người dân.
+ Thủ pháp tăng cấp có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu tăng kịch tính vạch trần sự vô trách nhiệm trước sinh mạng của người dân và bản chất lòng lang dạ thú của tên quan phủ.
Câu 4. Hãy phát hiểu chung về giả trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật của truyện “Sổng chết mặc bay”.
+ Giá trị nhân đạo: Tác giả bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc của
mình trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân do thiên tai gây ra.
+ Giá trị hiện thực: Thể hiện thái độ căm phẫn sâu sắc với bọn
quan lại lòng lang dạ thú, vô cảm trước sinh mạng của nhân dân.
+ Nghệ thuật: Thủ pháp tương phản đối lập, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện gay gắt đầy kịch tính, giọng văn khi tha thiết xúc động, khi cay độc mỉa mai.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện “Sống chết mặc hay” là gì? Hãy trả lời câu trên bằng cách đánh dấu theo bảng thống kê sau đây:
Hình thức ngôn ngữ
Có
Không
Ngôn ngữ tự sự
X
Ngôn ngữ miêu tả
X
Ngôn ngữ biểu cảm
X
Ngôn ngữ người kể chuyện
X
Ngôn ngữ nhân vật
X
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Ngôn ngữ đối thoại
X
Câu 2. Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thê nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhăn vật.
+ Những lời đôi thoại của quan phủ Ngài cau mặt, gắt rằng:
Mặc kệ
... bảo thầy đề lại:
Có ăn không thỉ bốc chứ!
Bẩm... quan lớn... đè vỡ mất rồi!
Quan lớn dỏ mặt tía tai, quay lại quát rằng:
Đê vỡ rồi!... Để vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?
Đuổi cổ nó ra!
Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to: - Đây rồi!... Thế chứ lại!
+ Qua lời đô’i thoại của nhân vật quan phủ, tính cách của nhân vật được thể hiện:
Làm việc: Nô trách nhiệm.
Ngôn ngữ, thái độ: Hống hách, thô lỗ, trịch thượng.
Tính cách: Độc ác, tàn bạo “của kẻ lòng lang dạ thú” say mè cờ bạc, ức hiếp dân lành, quát nạt tay sai.
=> Ngôn ngữ hao giờ củng góp phần thể hiện tính cách của nhân vật.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Quang cảnh, không khí tĩnh mịch, trang nghiêm, mọi người nhàn nhã đánh tổ tôm. “Đèn thắp sáng trưng; nha lệ, lính tráng kẻ hầu người hạ đi lạiĐặc biệt là hình ảnh viên quan phủ Hắn “uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi...”. Bên cạnh, xung quanh hắn là bọn lính lệ chầu chực đợi sai khiến và những vật dụng quý giá, đắt tiền như bát yến hấp đường phèn, khay khảm, tráp đồi mồi đựng trầu vàng, cau đậu... Lại thêm cả đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm bạc, ngoáy tai, ví thuốc... Đúng là hình ảnh của một kẻ giàu sang, phú quý, mang danh đi chỉ đạo dân hộ đê mà như đi chơi, để khoe khoang của cải. Đúng là hắn đi... chơi! Giữa lúc nhân dân đang trăm thảm, nghìn sầu thì tên quan cùng đồng bọn say sưa, đắm mình trên chiếu bạc. Ngồi xung quanh hắn, một lũ tay chân nín thin thít hầu hạ quan, tạo mọi điều kiện để quan được thắng bạc. Đên thời điếm ngoài kia đê sắp vỡ, sự gắng sức của dân lên đến đỉnh điếm, thì viên quan hồi hộp đợi chờ ván bài ù to.
(Theo Vũ Dương Quỹ?
“Sống chết mặc bay” được đặc biệt chú ý bởi tính mới mẻ so với đương thời. Có thế coi truyện ngắn này có vai trò báo hiệu cho sự mở đầu của truyện ngắn hiện đại. Vũ Ngọc Phan cho rằng Phạm Duy Tốn “viết truyện ngắn theo lối Âu trước nhất”, là nhà tiểu thuyết đi vào “con đường mới trước nhất” và “những truyện ngắn của ông là thứ văn chương đánh dấu một quãng đường của văn học nước nhà” (nhà văn hiện dại).
("Theo Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam,
NXB Văn học, Hà Nội, 2001?