Soạn Văn 7: Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà)

  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 7
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 8
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 9
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 10
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 11
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 12
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 13
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) trang 14
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 6 -
VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
ĐỀ VĂN THAM KHẢO
Đề 1. Em hãy giải thícli nội dung lời khuyển của Lê-nin:
“Học, học nữa, học mãi”'?
Em có ý kiến gì trước lời khuyên đó?
Đề 2.	Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điểu gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
Đề 3. Dân gian có câu: “Lời nói gói vàng”, đồng thời lại có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Đề 4. Em hãy giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” và chứng minh câu tục ngữ đó đã trở thành một lối sông cao đẹp của nhân dân ta.
Đề 5.	Nhiễu điều phủ lấy giả gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Lời khuyên trên có ý nghĩa gì? Hãy chứng minh rằng nhân dân ta đã làm đúng lời khuyên đó.
MỘT SỐ BÀI VĂN THAM KHẢO
Đề 1. Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi!”
Em có ỷ kiến gì trước lời khuyên đó?
Bể học mênh mông sự học không có điểm dừng. Kho tàng kiến thức của nhân loại là vô biên, rộng như đại dương nghìn trùng mà sự hiểu biết của con người chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương đó. Bởi vậy, muốn hiểu biết con người phải không ngừng nỗ lực học hỏi. Lê-nin, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản đã căn dặn chúng ta: “Học, học nữa, học mãi!”
Vâng! Đó là một chân lí hoàn toàn đúng đắn.
Trước hết chúng ta phải cùng nhau tìm hiểu câu nói của Lè-nin “Học, học nữa, học mãi!” có nghĩa là gì?
Học là quá trình tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội những kiến thức có trong sách vở và trong cuộc sông xung quanh ta. Bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kiến thức về tự nhiên, kiến thức về xã hội, về cuộc sống con người, về đời sống loài vật, học chữ, học làm người... học ăn, học nói, học gói, học mở...
“Học, học nữa, học mãi!” nghĩa là việc học phải liên tục bền bỉ trong suốt cuộc đời người, học lúc còn tấm bé cho đến lúc đã về già, học để thành đạt, đến lúc thành đạt lại càng phải học.
Vấn đề đặt ra tại sao chúng ta lại phải học nhiều đến vậy? Chúng ta phải học để hiểu biết, để có kiến thức mà áp dụng vào cuộc sống. Việc học sẽ giúp chúng ta có kĩ năng đế công việc được tốt đẹp, nâng cao hiệu quả làm việc.
Người không có tri thức sẽ khó hoà nhập vào cuộc sống văn minh, tiến bộ, sẽ luôn có cảm giác mình bị thua kém, bị lạc lõng so với cuộc sống và mọi người xung quanh. Việc học sẽ giúp chúng ta khẳng định được nhân cách và vị thế của mình trong xã hội và trong con mắt của mọi người. Ví dụ hai người cùng nộp đơn xin việc vào một công ti, người nào có học vị cao hơn sẽ được ưu tiên hơn, và được mọi người quý trọng hơn. Người xưa có câu “khôn chết, dại chết, biết không chết” cũng là nhằm đề cao sự học đấy thôi. Người có kiến thức do học vấn đưa lại bao giờ cũng sẽ có những ứng xử khéo léo, đúng mực với các tình huống xảy ra trong cuộc sông.
Tại sao chúng ta phải học, học nữa, học mãi?
Chúng ta phải liên tục học tập không ngừng vì kiến thức của nhân loại mênh mông, vô cùng vồ tận sự hiểu biết của mỗi con người chỉ là một hạt cát mà thôi, càng học nhiều ta mới càng thấy rõ điều đó. Khi tên tuổi của Nhà bác học vĩ đại Đác-uyn đã nổi tiếng trên toàn thế giới mà ông vẫn cứ học, đến nỗi cậu con trai phải thốt lên kinh ngạc: “Ba ơi, ba đã là nhà bác học rồi thế mà ba vẫn cứ học ư?” Trong cuốn “Quà tặng cuộc sông” của Nhà xuất bản Trẻ kể về một cụ bà 80 tuổi vẫn ghi danh vào học đại học. Đấy là những tấm gương tiêu biểu gợi nhắc cho ta thấy sự quan trọng cần thiết của việc phải “học nữa, học mãi”. Hơn nữa xã hội ngày càng phát triển nếu không học liên tục để cập nhật hoá kiến thức thì chúng ta sẽ bị lạc hậu, thua kém so với bạn bè và xã hội. Ví dụ như công nghệ thông tin đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay nếu chúng ta không cập nhật từng ngày sẽ trở thành người tụt hậu. Việc học nữa, học mãi không chỉ giúp cho chúng ta khẳng định được bản thân mà còn là con đường để xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, ấm no, hạnh phúc.
Ý nghĩa của sự học là quan trọng như vậy, vấn đề đặt ra tiếp theo là chúng ta phải học tập như thế nào khi còn đi học và khi đã ra trường?
Khi còn đi học chúng ta phải xác định cho mình mục đích động co' học tập đúng đắn, học với một tinh thần, thái độ nghiêm túc tự giác, kết hợp phương châm “học đi đôi với hành”, và học tập ở nhiều nơi, học ở thầy cô, học ở bạn bè, học ở trường học và học ở trường đời... Trong học tập không nên có thái độ tự ti vì chưa hiểu, chưa giỏi mà ngại, cảm thấy chán nản, song cũng không vì giỏi, vì biết mà tự kiêu thỏa mãn.
Dù ở cương vị nào, làm việc gì ta cũng cần phải tranh thủ học tập. Mỗi độ tuổi, mỗi nghề nghiệp, hoàn cảnh sẽ có cách học tập khác nhau sao cho hiệu quả, tranh thủ được thời gian trống một cách tối đa. Học không chỉ vì bằng cấp, vì điểm số mà phải vì sự hiểu biết của chính bản thân.
Tóm lại, học tập là việc vô cùng cần thiết và quan trọng cho mỗi người. Ru-đa-ki cũng đã nói một câu rất hay về việc học tập: “Không kho báu nào quý bằng học thức. Hãy tích lũy lấy nó, lúc bạn còn đủ sức”.
Chúng ta phải cố gắng tích lũy kho báu của mình để cho ngày một đầy thêm, không chỉ bây giờ mà cả mai sau.
(Bài làm của học sinh - có sửa chữa)
Đề 2:	Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác Hồ muốn khuyên dạy ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao công việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân cho đất nước?
Theo quy luật thiên nhiên, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân mỏ' đầu cho năm mới với biết bao điều tốt lành. Thời tiết ấm áp khiến cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, muôn hoa khoe
sắc, tỏa hương. Đâu đâu cũng ríu rít tiếng chim, tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ tràn đầy sức sông. Vì thế, mùa xuân được coi là mùa sinh sôi phát triển nhất trong năm.
Sinh thời, Bác Hồ phát động nhân dân hăng hái tham gia phong trào Tết trồng cây. Năm 1960, Bác viết hai câu thơ:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác khuyên khi mùa xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp. Từ đó, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của dân tộc ta trong những ngày xuân.
Bác nói: Mùa xuân là Tết trồng cây không có nghĩa là mọi người chỉ trồng cây trong mấy ngày Tết mà trồng suốt cả mùa xuân. Bác gọi phong trào trồng cây là Tết trồng cây với hàm ý so sánh không khí náo nức; tưng bừng của nó chẳng khác chi ngày Tết... (Vui như Tết). Bác đã đem lại cho phong trào trồng cây không khí vui tươi của lễ hội mùa xuân.
ở câu thơ thứ hai, Bác Hồ nêu rõ mục đích của Tết trồng cây là làm cho đất nước ngày càng xuân. Từ xuân ở câu này không giông như từ xuân ở câu thơ đầu. Nó không còn là tên của một mùa xuân trong năm (danh từ) mà đã chuyển thành tính từ chỉ sự tươi trẻ và sức sông tràn đầy của đất nước đang trên đường phát triển.
Nhắc đến mùa xuân, người ta thường nghĩ tới màu xanh mơn mởn của cỏ cây, hoa lá. Màu xanh ấy mang đến vẻ đẹp tươi mát, trù phú cho đường phố, làng quê. Nếu nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ được bao phủ một màu xanh bất tận.
Xét về tác dụng của cây xanh đôi với môi trường thì có thể ví cây xanh là lá phổi thiên nhiên kì diệu làm nhiệm vụ hút lọc khí thải, cung cấp khí ô-xy để duy trì sự sông cho muôn loài, làm trong sạch môi trường quanh ta.
Khí hậu Việt Nam vốn khắc nghiệt. Vào mùa mưa lũ, nếu không có những cánh rừng giống như những bức tường thành vững chắc ngăn gió bão, lụt lội thì biết bao nhà cửa, ruộng vườn sẽ bị cuốn trôi, bao thành quả lao động bị phá huỷ... Lũ sẽ gây ra những thảm hoạ ghê gớm khôn lường.
Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên. Đất nước xanh tươi, con người khoẻ mạnh... là cơ sở vững chắc để chúng ta học tập, lao động, sáng tạo. Trong thời đại ngày nay, bảo vệ môi trường sông là vấn đề cấp thiết được nhân loại đặt lên hàng đầu. Hơn bốn chục năm trước, Bác Hồ đã quan tâm đến điều này bằng việc hô hào toàn dân tham gia Tết trồng cây. Bác quả là vị lãnh tụ cách mạng sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
Mùa xuân này cũng như bao mùa xuân trước, ỏ' khắp mọi miền đất nước, nhân dân ta nô nức tham gia phong trào Tết trồng cây. Mấy năm trở lại đây, Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho dân nên đã động viên mọi người nỗ lực chăm sóc, bảo vệ .rừng và trồng thêm cây mới, phủ xanh đất trồng đồi trọc, ơ các vùng ven thành phố, phong trào lập trang trại trồng hoa, trồng rau, trồng cây ăn quả ngày càng phát triển. Cây xanh ở Thủ đô Hà Nội, ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác luôn được chăm sóc chu đáo bởi bàn tay của các cô chú công nhân và ý thức bảo vệ của người dân.
Việc giữ gìn những khu rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn và đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn việc chặt phá cây rừng bừa bãi đã trỏ' thành mối quan tâm rất lớn của Đảng và Chính phủ.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, nhân dân ta đã trồng được thêm nhiều rừng cây mới ỏ' miền núi, trung du; tạo ra nhiều công viên xanh trong lòng đô thị. Nếu mỗi người tự giác đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc phủ xanh đất nước thì chúng ta mới được sông trong môi trường xanh - sạch - đẹp. Năm nào trường em cũng tổ chức Tết trồng cây nên cây xanh tỏa bóng mát khắp sân trường. Dưới bóng cây râm mát, chúng em thỏa thích vui chơi. Những mệt mỏi và căng thẳng trong giờ học hầu như tan hết, tâm hồn trẻ tho' lại lâng lâng, thanh thản.
Hiện nay, điều đáng buồn là vẫn còn có một số người đi ngược lại lợi ích chung. Họ chỉ biết cái lợi của cá nhân mà không cần biết đến cái hại của cộng đồng cho nên môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng vì khí thải công nghiệp, vì rừng phòng hộ bị chặt phá và đốt cháy rất nhiều. Vì thế, lời Bác dạy hơn bốn mươi năm trước giò' đây lại càng rõ ý nghĩa thiết thực và quý báu.
(Theo Trần Thị Thìn - Chuyên đề văn Trung học cơ sở)
Đề 3. Dãn gian có câu: “Lời nói gói vàng”, đồng thời lại có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Lời nói là phương tiên giao tiếp quan trọng của con người, để mọi người trao đổi, trò chuyện, học hành. Từ em bé đến cụ già, từ người có địa vị cao đến người bình thường trong xã hội, ai cũng khéo léo tế nhị. Vì thế cha ông ta đã từng khuyên dạy:
Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
và	Lời nói gói vàng.
Hai câu trên thoạt đọc qua tưởng là trái ngược, mâu thuẫn với nhau, nhưng đọc kĩ ngẫm nghĩ thật sâu thì không phải thế, câu này là tiền đề của câu kia.
Lời nói đúng là không mất tiền mua bởi vì ai cũng có. Bởi lời nói là sản phẩm của xã hội, là sỏ' hữu chung của mọi người. Ai cũng không phải bỏ tiền ra mua và muốn dùng bao nhiêu cũng được. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau nghĩa là lựa chọn lời nói phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phải đúng lúc, đúng chỗ, có lí, có tính khéo léo tế nhị mới thuyết phục được người nghe và đạt hiệu quả giao tiếp. Những lời nói như vậy quý chẳng khác gì gói vàng. Vàng rất quý trong cuộc sống, là vật rất đắt và có giá trị lớn về vật chất. Lời nói là thứ không mất tiền mua thế nhưng những lời nói biết lựa lời đúng chỗ, đúng lúc nó còn quý hơn cả vàng.
Lời nói gói vàng bởi nó phản ánh trình độ văn hoá của con người là thước đo nhân cách của con người. Qua lời nói ta có thể đánh giá con người đó tốt hay xấu, tin tưởng hay không nên tin tưởng. Những lời nói đúng đắn đem lại những hiệu quả bất ngờ. Ta cần nhớ trong lịch sử nước nhà thiên tài Nguyễn Trãi với ngòi bút của mình đã hạ được rất nhiều thành của giặc mà không phải mất một mũi tên hòn đạn nào chỉ bằng những lời phân tích thiệt hơn, phải trái, đúng sai. Phan Huy Chú đánh giá ngòi bút của Nguyễn Trãi có sức mạnh hơn mười vạn quân. Trường hợp như vậy còn quý hơn cả gói vàng. Trong cuộc sông cũng vậy, cùng bán một thứ hàng nhưng người ăn nói nhẹ nhàng sẽ thu hút được khách mua nhiều hơn, những người cáu can sẽ bán hàng được ít hơn.
Trong cuộc sống vì sao phải lựa lời? Vì khi lựa lời lời nói sẽ mang lại hiệu quả giao tiếp cao. Khi lựa lời mà nói sẽ làm cho người nghe 98
vui lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình. Nói mà không lựa lời làm cho người nghe khó tếp thu, không đạt được mục đích giao tiếp. Nhiều cuộc ấu đả xô xát đã xảy ra, thậm chí cả cuộc chiến giữa nước này với nước khác mà điểm xuất phát chỉ vì một lời nói. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau hoàn toàn khác hẳn với thái độ khúm núm, sự sệt, nịnh bợ, thể hiện nhân cách kém cỏi để lấy lòng người khác vì lợi ích cá nhân của mình.
Khuyên mọi người lựa lời để vừa lòng nhau cũng không đồng nhất với thái độ xuề xoà, nể nang thủ tiêu đấu tranh khi phê phán những sai lầm khuyết điểm của bạn bè và người thân, vấn đề ở đây là phải có thái độ chân thành, thẳng thắn. Có một sức mạnh sống chết ở miệng lưỡi chúng ta. Một lời động viên khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người đó dậy và giúp họ vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một con người đang cơn tuyệt vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì chúng ta nói.
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người ngày càng phải lịch sự, văn minh “học ăn, học nói, học gói, học mở” là những điều luôn cần thiết.
Đề 4. Em hãy giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” và chứng minh rằng câu tục ngữ đó đã trở thành một lối sông cao dẹp của nhân dân ta.
Qua hàng ngàn năm sống trên dải đất bên bờ Thái Bình Dương sóng gió, người Việt Nam đã từng chịu không biết bao nhiêu tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hỏa hoạn, mất mùa, đói kém... Cứ mỗi lần cùng vượt qua một khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở với nhau một cách hành động:
“Lá lành đùm lá rách”
Ta thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào.
Có lẽ hỉnh ảnh đầu tiền khiến người xưa nghĩ đến câu tục ngữ này là một cái bánh. Ta hãy thử nhìn một chiếc bánh chưng mà xem. Chiếc bánh lớn, dày dặn, vuông vắn; qua hơn một ngày được nấu sôi sùng sục mà chiếc bánh vẫn chắc nịch, nếp đậu đã nhuyễn mà vẫn nén chặt vào trong. Bóc chiếc bánh ra, không phải lớp lá gói nào cũng lành lặn. Có tấm lá bị rách, nhưng bên ngoài nó, ngay chỗ bị rách lại là một lớp lá lành. Chính nhờ vậy mà tấm lá rách vẫn giữ được chiếc bánh, chứ không bị loại bỏ đi.
Ai ngờ, bài học về chiếc bánh lại gợi nên một bài học về đạo lí làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thôn, hoạn nạn. Lúc ấy, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, sự tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy, trước hết nó có một giá trị thiết thực. Nói “lá lành đùm lá rách” là nói đến thái độ nhường cơm sẻ áo của những người vốn cùng chung cảnh ngộ, vốn trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có “lành” có “rách” nhưng cùng là “lá”. Đây không phải là kiểu hành động ban ơn hay bố thí. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi một người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau xúm lại giúp đỡ, đó là “lá lành đùm lá rách”. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đõ' lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua cơn hoạn nạn. Khi một làng, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi làng, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít; kết quả thành ra rất to lớn.
“Lá lành đùm lá rách”, đó là cách sổng và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam, là một truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Có lẽ chính nhờ thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không qua nổi đế mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: “Miếng khi đói bằng gói khi no”. Thậm chí, có lúc người ta còn nói: “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong hai chục năm gần đây, truyền thống “lá lành đùm lá rách” đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Một trận lũ ập xuống tỉnh Sơn La khiến bao nhiêu đồng ruộng bị tàn phá, thóc lúa hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Nhưng Sơn La gọi, cả nước lắng nghe và lên tiếng. Nhờ sự giúp đõ' tức thời của cả nước, Sơn La vực mình lên, dần dần ổn định cuộc sống. Gần đây nhất, cơn lũ ghê gớm nhấn chìm bao nhiêu ruộng vườn làng mạc của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong một biển nước mênh mông. Những tin tức về trận lũ vừa được báo đi, những lời kêu gọi vừa được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại tức thì. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng. Song cũng có em nhỏ tự mình mang đến chỉ một hai nghìn bạc vốn đành dụm từ tiền ăn sáng của mình.
Nói đúng ra, hành động “lá lành đùm lá rách” không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp mình. Lá lành có đùm lá rách thì chiếc bánh mới kín, mới chắc. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người khác, làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững, phồn thịnh. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều hưởng. Bởi vậy, “lá lành đùm lá rách” không còn những hành động nhất thời, đặc biệt, mà đã trỏ' nên thường xuyên trong cuộc sông chúng ta. Hằng ngày, vẫn có những người bỏ một ngày chủ nhật hay ngày nghỉ phép của mình đế đến với một xóm nghèo ở một khu nhà ổ chuột hay một xã vùng bưng, góp chút công, chút của cải thiện phần nào đời sống khó khăn. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp chút ít tiền bạc, quần áo cho một trại phong, một trại nuôi dưỡng người già neo đơn, một trại trẻ mồ côi, một gia đình khó khăn, một người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại càng nhớ đế sẻ chia với những bà con nghèo còn thiếu thốn.
“Lá lành đùm lá rách”, câu nói ngày xưa có lẽ chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghía của câu nói đó càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và phạm vi tác động của nó càng rộng rãi hơn. Đây là một câu nói của tình thương. Trong một xã hội, không có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương mà phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn.
Riêng bản thân em, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng lép, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ giúp cha mẹ kiếm sông hoặc tự nuôi mình. Nếu em bớt đi một chút hoang phí vô ích, bỏ đi một món mua sắm chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đõ' chút khó khăn. Phần của một người bỏ ra tuy nhỏ nhưng nhiều người hợp lại, thì sự giúp đõ' sẽ có ý nghĩa lớn.
“Lá lành đùm lá rách”, thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí, đạo lí. Sống phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lí sống ấy thật là tốt đẹp.
(Theo Ồn tập Văn - Tiếng Việt. NXB Giáo dục, 19969
Đề 5. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Lởi khuyên trên có ý nghĩa gì? Hãy chứng minh rằng nhân dân ta đã làm đúng như lời khuyên đó.
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau. Truyền thông cao cả, tốt đẹp đó luôn được nhắc nhở trong nhân dân. Đặc biệt, nhân dân còn dùng hình ảnh ví von để khuyên nhủ nhau trong câu ca dao gợi cảm:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Với chúng em hôm nay, câu ca dao vẫn còn là một bài học xứng đáng để chúng em tìm hiểu và nghĩ suy. Nhiễu điều là một thứ hàng tơ màu đỏ, giá gương là vật dụng bằng gỗ được chạm khắc cầu kì vừa đỡ lấy tấm gương soi, vừa là vật trang hoàng trong nhà. Hai vật ấy nếu để riêng rẽ không có gì là đặc sắc cả. Nhưng khi đem mảnh nhiễu điều phủ lên giá gương, chúng sẽ tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Nhiễu điều giữ cho gương khỏi bụi và được trong sáng thêm, gương phản chiếu ánh sáng, lồng trong tấm nhiễu điều ánh lên sắc màu rực rỡ. Do đâu mà chiếc giá gương trở nên lộng lẫy và tấm nhiễu điều bỗng toát lên vẻ đẹp ưa nhìn? Chính vì đứng cạnh nhau, phủ lấy, bao bọc lấy, che chở lấy mà cả hai hình ảnh trên trở nên có giá trị, có ý nghĩa bảo vệ, yêu thương.
Từ hai hình ảnh ví von đó, nhân dân ta muốn nêu bật lên một lời khuyên nhủ thắm đượm nghĩa tình: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Thì ra cái cốt lõi của vấn đề là ở câu này. Chân lí của người bình dân được phát biểu một cách giản dị như thế đó. Lời khuyên nhủ nhau đã trở thành hơi thở của một dân tộc, gìn giữ cho nhau và truyền lại cho nhau đời này sang đời khác, về mặt tình cảm, những người cùng chung một nước có cùng chung nguồn gốc lịch sử, đã cùng trải qua những giò' phút vinh quang cũng như những tháng ngày đen tối. Bên cạnh đó, họ còn có chung nguồn gốc tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng mẹ đẻ, sinh hoạt cùng một phong tục, tập quán. Họ không khác gì anh em một nhà, cùng chung sóng trong bầu không khí ấm cúng của gia đình, về mặt lí trí, người dân trong một nước có nghĩa vụ tương trợ, giúp cho nhau, nghề này nhờ nghề kia mà phát triển lên, phải đoàn kết, gắn bó nhau để bảo vệ quyền lợi của nhau, không để cho kẻ ngoại bang chiếm đoạt. Xuất phát từ lí tưởng yêu nước thương dân, vì danh dự của dân tộc, của Tổ quốc, người dân trong một nước sẵn sàng đem xương máu mình để bảo vệ tự do, độc lập. Mội người dân trong nước làm được điều hay, việc lạ, cả nước lấy làm vinh dự chung. Một người dân làm điều xấu, cả nước lấy làm hổ thẹn, buồn rầu. Trải qua bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã chứng tỏ được tình yêu thương, đùm bọc của nhân dân trong nước là cơ sở lòng yêu nước, thương nòi. Giữ nước là một công việc lớn lao, không chỉ một người hay một nhóm người nào có thể làm nổi. Nếu có giặc ngoại xâm, ai cũng chỉ khư khư lo giữ của cải riêng mình, chỉ chống giặc khi chính mình bị xâm phạm thì chẳng mấy chốc, giặc sẽ lần lượt tiêu diệt hết người này đến người khác. Nhưng nếu lúc ấy, tất cả mọi người đều đồng lòng, hợp sức lại chống kẻ thù, tất nhiên ta có thể chống đỡ được giặc. Dưới đời Trần, giặc Nguyên Mông hung hãn và thiện chiến mà ba lần xâm lược nước ta đều chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là nhờ lúc ấy từ vua đến dân, từ tướng lĩnh đến quân sĩ, đều gắn bó bên nhau, quyết tâm đánh giặc. Tinh thần đoàn kết chiến đấu đó được phát huy cao hơn từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhờ thế, nhân dân ta từ hai bàn tay không đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám vang dội, chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng và chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giữ vững nền độc lập, thống nhất Tổ quốc như ngày nay.
Bài học yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người trong một nước trong từng thời kì có những điểm khác nhau. Nếu trong đấu tranh dựng và giữ nước có sự đồng tâm hợp lực, trên dưới một lòng đánh đuổi ngoại bang, thì khi thiên tai, hoạn nạn, là tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã, em nâng”. Chính những lúc này tấm lòng yêu thương, đùm bọc, CƯU mang lẫn nhau lại càng thắm thiết hơn bao giờ. Trong đời sống bình thường, thiết nghĩ sự quan tầm giúp đỡ nhau khi tối lửa, tắt đèn, sự qua lại lúc giỗ chạp, hiếu hỉ cũng cần thiết để nói lên nghĩa tình của người dân trong một nước. Tất cả đã trở thành nét đẹp văn hoá trong đời sông tinh thần của dân tộc chúng ta.
Là người công dân nhỏ tuổi của một đất nước tự hào có bốn ngàn năm văn hiến, em vô cùng sung sướng được mang trong người dòng máu nhân ái chan hoà của dân tộc anh hùng. Kế thừa truyền thông cao đẹp của cha ông, đối với em lúc này là biết kính yêu ông bà, cha mẹ, hoà thuận với anh em, nhường cơm sẻ áo với người bất hạnh, trẻ mồ côi, tương thân tương ái với láng giềng... Em nghĩ đó cũng là nền tảng của tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người trong một nước. Câu ca dao đã có tự bao đời em không rõ, nhưng ý nghĩa của nó đã trỏ' nên muôn đời vì bài học đó đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân, mà em hằng ghi nhớ: phải luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong khó khăn, hoạn nạn. Trong thời đại ngày nay, truyền thông thương yêu, đùm bọc nhau càng cần được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết ỏ' mỗi người dân, mỗi đoàn thế, mỗi địa phương trong cả nước ta.
(Theo 40 bài văn và Tiếng Việt chọn lọc lớp 8)
Đề 7. Em hiểu như thê nào về lời khuyên của nhân dân thể hiện trong câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thế’ thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong nhiều câu tục ngữ, ca dao. Hai câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhung được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một phận. Vì thế, bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giông nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đưa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy, cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào là một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình. Bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ấn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “Cùng chung bác mẹ một nhà càng thân”) nhưng lại sông chung trong một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tĩnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
Không ai có thế’ sống đơn lẻ một mình không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Ai cũng phải làm việc nên cũng có những người đồng nghiệp. Khi còn bé đi học, bạn bè cùng lứa tuổi cùng chung trường lớp, thầy cô. Chính những nét chung nhất ấy của họ đã giúp họ gắn bó với nhau hơn. Nhờ đó họ càng hiểu nhau, cảm thông cho nhau và giúp đõ' nhau, nhường nhịn nhau. Nhất định cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu mọi người đều quan tâm, yêu quý nhau. Vì vậy lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn nhau là đức tính, phẩm chát quý báu cần có ở mỗi người.
Lời khuyên nhủ, kêu gọi yêu thương đoàn kết không chỉ được nhắc một lần qua câu ca dao trên. Chúng ta còn bắt gặp trong những câu ca dao khác:
“Nliiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”
Thực tế đã chứng minh sự đoàn kết gắn bó của nhân dân ta mỗi khí có giặc ngoại xâm. Trong những trận chiến đấu ấy, tình thương yêu, đoàn kết đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh chiến thắng. Từ miền ngược tới miền xuôi, từ Bắc chí Nam, từ cụ già đến trẻ em, ai ai cũng đồng lòng giết giặc cứu nước. Bởi vì họ đều là dân của đất nước Việt Nam, cùng chịu chung nỗi khố’ mất nước, chịu chung ách nô lệ. Chính vì vậy mà nhân dân ta đã đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau chiến thắng kẻ thù.
Hiện nay đất nước ta đã thống nhất nhưng không phải mọi miền đều giàu có như nhau. Cuộc sông của mọi người cũng khác biệt. Có những người quan năm làm lụng vất vả nhưng không sao đủ cái ăn, cái mặc. Lại có những người rất giàu sang, đầy đủ. Theo truyền thống yêu thương của dân tộc, cần phải giúp đỡ người nghèo xoá đói giảm nghèo. Những người giàu có giúp người nghèo vay vốn làm ăn, góp tiền ủng hộ quỹ từ thiện chính là thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách”, truyền thông nhân ái “nhường cơm sẻ áo” của cha ông. Nếu không giúp đỡ, nương tựa vào nhau như vậy làm sao con người có thể đồng đều vươn lên trong cuộc sông?
Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa. Tình thương làm cho người ta sống nhân hậu, thân ái với mọi người. Tình thương làm cho con người vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương, quan tâm giúp đõ' những người xung quanh, những người hàng xóm, bạn bè là một phẩm chất cần có của mỗi người chúng ta. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho cuộc đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn.
(Tạ Nguyễn Phương Lan - Trường THCS Tây Sơn, Hà Nội) (Theo Những hài làm văn mẫu lớp 7 Nguyễn Hương Giang - Hoàng Vân)