SGK Lịch Sử 8 - Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

  • Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 1
  • Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 2
  • Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 3
  • Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 4
Bài 11
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
Cùng với quá trình xâm lược của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Ấ, phong trào đâu tranh giải phóng dân tộc cũng diên ra sôi nổi tại khu vực này.
I - QUÁ TRÌNH XÂM Lược CỦA CHỦ NGHĨA THựC DÂN ở CÁC Nước
ĐÔNG NAM Á
Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nưóc tư bản phương Tây.
Đông Nam Á là một khu vục khá rộng, bao gồm nhiêu nước trên lục địa và hởi đảo, diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người; các dân tộc có nền văn hoá truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải tù Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vục giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, dộng vật, khoáng sàn..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.
Thực dân Anh xâm chiếm Mã Lai, Miến Điện ; Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào ; Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin ; Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a ; chỉ có Xiêm thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa.
- Vì sao khu vực Đông Nam A trở thành đôi tượng xâm lược của các nước tư bản phương Táy ?
II - PHONG TRÀO ĐẨU TRANH GIAI PHÓNG DÂN TỘC
Ngay khi bị thực dân phương Tây xâm lược, nhân dân các nưổc Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai ; cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.
Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc : vơ vét, đàn áp, chia đế trị.
Tuỳ tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau, song nhìn chung là vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mỏ mang công nghiệp ỏ thuộc địa, tăng các loại thuế, mỏ đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.
- Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nôi bật ?
Cuộc đấu tranh của nhân dân chống xâm lược, giải phóng dân tộc ở các nưởc Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp.
o In-đô-nê-xi-a, vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Từ sau năm 1905, nhiều tô chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a.
Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lộp. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đòi. Tháng 5 - 1920, Đảng Cộng sân In-dô-nê-xi-a thành lộp.
ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc cách mạng 1896 - 1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời nước Cộng hoà Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
Mượn cớ ‘fgiũp đỡ’’ nhân dân Phi-líp-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh vái Tây Ban Nha và sau đó thôn tính nước này. Nhân dân Phi-líp-pin tiếp tục kháng chiến chống Mĩ, song thất bại. Mĩ dưa 70 000 quân đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-líp-pin, giết hại han 60 000 người yêu nưóc. Phong trào giải phóng dân tộc tạm lâng xuống một thòi gian, rồi tiếp tục bùng lên.
- Mĩ tiến hành iám lược Phi-líp-pin như thê nào ?
ơ Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863 - 1866) và cuộc khỏi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà su' Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866 - 1867).
A-cha Xoa lập căn cú chống Pháp ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc, Việt Nam), liên minh vói nghĩa quân Thiên hộ Dưong.
Pu-côm-bô xây dụng căn cũ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trưang Quyền, Thiên hộ Dương, được nhân dân Việt Nam giúp đỡ, đỡ đánh thắng quân Pháp nhiều trộn.
ở Lào, đầu thế kỉ XX, nhân dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chôhg Pháp. Năm 1901, nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuôb. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven, lan sang Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mồi bị dập tắt.
ở Miến Điện, cuộc kháng chiến chổng thực dân Anh (1885) đã diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng bị thất bại. Nghĩa quân phải rút vào rừng sâu.
ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt. Bên cạnh phong trào cần vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, ticu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913).
Vào đầu thế kỉ XX, do những biến chuyển sâu sắc trong xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam mang màu sắc mới.
- Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam A vào cuối thê kỉ XIX - đầu thê ki XX.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Dựa theo lược đồ, trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây.
Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại ?
Lập niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.