SGK Lịch Sử 8 - Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XX

  • Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XX trang 1
  • Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XX trang 2
  • Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XX trang 3
«Bài 27
KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐÓNG BÀO MIỀN NÚI CUÔÌ THẾ KỈ XIX
Cùng với cấc C.UỘC khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, phong trào đâu tranh của nông dân Yên Thế và cuộc kháng chiến chống Chấp của dồng hào miến núi cũng diễn ra vằo cuối thế kỉ XIX.
- KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884 - 1913)
Yên Thế nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang, có diện tích khoảng 40 - 50 km2. Đây là vùng đất đồi, cây côi rậm rạp, địa hình hiểm trở.
TRUNG QUÔC
LẠNG SƠN
TUYÊN QUANG
THÁI NGUYÊN
Phon Xương
ỊợHạ
/Kép
'ẸẮClếlANG
HẢI PHÔNG
Hình 96. Lược đồ căn cứ Yên Thế
Tình hình kinh tế nông nghiệp sa sút dưới thòi Nguyễn đã khiến cho nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Kì buộc phải rờỉ quê hương đi tìm nơi khác sinh sống. Một số người đã lên Yên Thế. Giữa thế kỉ XIX, họ bắt đầu lập làng, tổ chức sản xuất.
Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Đe bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
Trong giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm.
Sau khi Đề Nắm mất (tháng 4 - 1892),
Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào.
Giai đoạn 1893 -1908 là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.
Nhận thấy tương quan lực lượng quá chênh lệch, Đề Thám phải tìm cách giảng hoà với quân Pháp.
Sau khi phục kích bắt được tên điền chủ người Pháp là Sét-nay, Đề Thám đồng ý thả tên này với điều kiện Pháp phải rút quân khỏi Yên Thế ; Đề Thám được cai
quản bốn tổng trong khu vực là Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.
Thời gian giảng hoà không kéo dài vì ngay từ đầu địch đã ráo riết lập đồn bốt, mở cuộc tấn công trở lại.
Lực lượng của Đề Thám bị tổn thất, suy yếu nhanh chóng.
Để cứu vãn tình thế, Đề Thám phải chủ động xin giảng hoà lần thứ hai (tháng 12 - 1897). Thực dân Pháp chấp nhận nhưng đưa ra những điều kiện ngặt nghèo, buộc nghĩa quân phải thực hiện.
Từ năm 1897 đến năm 1908, tranh thủ thời gian hoà hoãn, Đề Thám cho khai khẩn đồn điền Phồn Xương, lo tích luỹ lương thực, xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nưóc, trong đó có Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế, bắt liên lạc vối Đề Thám.
Giai đoạn 1909 - 1913, sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tân công quy mô lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn hên tiếp của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Đến ngày 10 - 2 - 1913, khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
- Trinh bày nguyên nhăn bùng nô cuộc khởi nghĩa Yên Thê.
- PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIÊN NÚI
Vùng trung du và miền núi là nơi thực dân Pháp tiến hành bình định muộn hơn. Phong trào kháng chiến ở đây bùng nổ sau đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.
ở Nam Kì, nhân dân các dân tộc thiểu số, như người Thượng, Khơ-me, xtiêng, đã sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp ngay tù giữa thế kỉ XIX.
Ở miồn Trung, phong trào của người thiểu số diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao (dân tộc Mường), cầm Bã Thưỗc (dân tộc Thái) cầm đầu.
Ở Tây Nguyên, các tù trưởng như No-trang Gư (N’Trang Guh), Ama Con (Ama Kol), Ama Giơ-hao (Ama Jhao)... đõ kêu gọi nhãn dân rào làng chiến đấu suốt tù năm 1889 đến năm 1905.
ở vùng Tây Bác, đổng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông... dỡ tập hợp dưới ngọn cà của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, lộp căn cú kháng Pháp ỏ Lai Châu, San La và hoạt động mạnh trên lưu vực sông Đà.
Trong các năm tù 1884 đến 1890, xuất hiện các toán quân người Thái dưới sự chỉ huy của Đèo Văn Trì, Nông Văn Quang, cầm Văn Thanh, cầm Văn Hoan.
Đồng bào Thãi ỏ Sơn La, Yên Bái, do Đèó Chính Lục, Đặng Phúc Thành cầm đầu, đã phục kích quân Pháp ỏ nhiều nơi.
Đồng bào Mông ỏ Hà Giang, do Hà Quốc Thượng đúng đầu, đã nổi dậy chống Pháp từ năm 1894 đến năm 1896.
Tại vùng Đông Bác Bắc Kì, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu nhất là dội quân của Lưu. Kì.
Phong trào chông Pháp ở miền núi nổ ra kịp thòi, phát triển mạnh mẽ, được duy trì tương đốì lâu dài, đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Nêu tên một sô cuộc khỏi nghĩa chông Pháp của đồng bào miền núi cuối thê kỉ XIX.	'	'
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ?
Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX ?