SGK Lịch Sử 8 - Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)

  • Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939) trang 1
  • Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939) trang 2
  • Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939) trang 3
  • Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939) trang 4
  • Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939) trang 5
■■Bài 20
PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC ở CHÂU Á (1918- 1939)
Phong trào độc ỉập dân tộc ở châu Á (1913 -1939) có nhiêu nét chung, đồng thời noi tên những đặc điểm của moi nước, mẫi khu vực như Ấn -Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.
I - NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC ở CHÂU Á.
CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1939
Những nét chung
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thòi kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực : Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á, tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ân Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
Phong trào Ngũ tứ ỏ Trung Quốc đã mỏ đầu cho cao trào cách mạng chống • đế quốc, chống phong kiến ở châu Á. Cuộc cách mạng của nhân dân
Mông Cổ (1921 - 1924) giành được thắng lọi, đưa đến việc thành lập Nhà nưóc dân chủ nhân dân Mông cổ. Ở Đông Nam Á, phong trào độc lập lan . rộng khắp các nước. Ở Ấn Độ đã
diễn ra những cuộc bãi công vối quy
mô lớn của công nhân và khởi nghĩa
của nông dân chống thục dân Anh.
Đàng Quốc dại dưới sự lãnh đạo của
Ma-hát-ma Gan-đi đã dộng viên
nhân dân đấu tranh dõi quyền độc
lập, tđy chay hàng hoá của Anh,
phát triển kinh tế dân tộc. Cuộc
chiến tranh giỏi phóng dân tộc ỏ
Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) kết thúc thắng
lợi, dẫn tới việc thành lập nưôc Cộng
hoà Thổ Nhĩ Kì. Phong trào dấu tranh
giải phóng dân tộc ỏ Việt Nam phát	
7." H	,	Hình 72. M. Gan-đi (1869 - 1948)
triến mạnh mẽ trong cở nước.
- Kê tên những phong trào đấu tranh ở các nước châu Á.
Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quôc, Việt Nam.
Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu A sau Chiên tranh thế giới thứ nhất.
Cách mạng Truiíg Quốc trong những năm 1919 - 1939
Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4 - 5 - 1919, mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nưởc ở Bắc Kinh chông lại âm mrĩu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra cả nưởc, lôi cuôh đông đảo công nhân, nông dân, trí thức yêu nưóc tham gia. Lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ học sinh sang giai cấp công nhân.
Trong Phong trào Ngũ tứ, quần chúng giưong cao các khâu hiệu đấu tranh nhu “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Phế bỏ Hiệp ước 21 điều” (quy định những điều khoản về quyển lợi của các nước đế quốc ỏ Trung Quốc)...
Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng chống đê quốc và chống phong kiến. Từ đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Các nhóm cộng sản được hình thành tại một sô" thành phô". Tháng 7 - 1921, trên cơ sở các nhóm này, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
Trong những năm 1926 - 1927, nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đô các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thông trị các vùng trong nưóc. Trong những năm 1927 - 1937, nhân dân Trung Quốc lại tiến hành cuộc nội chiến cách mạng nhằm lật đổ nền thông trị phản động của tập đoàn Quốc dân đảng Tưởng Giởi Thạch - đại diện cho quyền lợi của đại địa chủ, đại tư sản và đê" quốc ồ Trung Quốc.
Tháng 7 - 1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trước nguy cơ dân tộc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chủ động đề nghị Quốc dân đảng đình chỉ nội chiến, cùng hợp tác chông Nhật. Cũng từ đó, cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì Quốc - Cộng hợp tác để cùng nhau kháng chiến chông Nhật Bản xâm lược.
Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngủ tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu "Đánh đô Mãn Thanh" trong Cách mạng Tân Hợi (1911) ?
II - PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC ở ĐÔNG NAM Á (1918 - 1939)
1. Tình hình chung
Đầu thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Chỉ có Xiêm (nay là Thái Lan) tương đôi tự chủ, nhưng về nhiều mặt vẫn bị phụ thuộc vào các nước đế quốc. Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mối ở nhiều nưổc Đông Nam Á đã hưóng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.
Sau Chiến tranh thế giói thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nưóc đế quốc đã tác động trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ. Đồng thời, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga cũng ảnh hưởng đến khu vực này.
Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc xuất hiện một hét mới: Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
Trong giai đoạn này đã xuất hiện một số đảng cộng sân ở khu vục, đầu tiên là Đàng Cộng sân In-đô-nê-xi-a (tháng 5 - 1920). Tiếp theo, trong năm 1930, các đàng cộng sân đã lần lượt được thành lộp ỏ Việt Nam (tháng 1), ỏ Mã Lai và Xiêm (tháng 4), ỏ Phi-líp-pin (tháng 11).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chông chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là các cuộc khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) tại Việt Nam. Nhưng những cuộc nổi dậy này đều bị chính quyền thực dân trấn áp.
- Sự thành lập các đảng cộng sản có tác động như thê nào đôi với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á ?
Cùng với sự phát triển của phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có những bưổc tiến rõ rệt so vối những năm đầu thế kỉ XX.
Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hoặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập, thì đến giai đoạn này đã xuất hiện các chính đảng có tổ chúc và ảnh hưởng xã hội rộng lón như Đàng Dân tộc ỏ In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ỏ Miến Điện, phong trào chống thực dân Anh đòi tự trị ở Mã Lai.,,
- Vào đầu thế kí XX, phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có điểm gì mới ?
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một sô nứớc Đông Nam A
Phong trào chống thực dân đòi độc lập dân tộc diễn ra' sôi nổi và liên tục ỏ nhiều nưồc Đông Nam Á. Ờ Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành dưói nhiều hình thức phong phú với sự tham gia đông đảo của các tầng lóp nhân dân.
Ở Lào, nhiều bộ tộc đã tham gia phong trào chống Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo kéo dài han 30 năm (1901 -1936). Ở Cam-pu-chia, các cuộc đấu tranh yêu nước liên tiếp nổ ra trong những năm 1918 - 1920, 1926..,, đặc biệt là phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sởn do nhà sư A-cha Hem-chiêu đứng đầu trong những năm 1930 - 1935,
Ở Việt Nam, phong trào chống Pháp phát triển mạnh mẻ, nhốt là sau khi Đảng Cộng sởn được thành lập (1 - 1930).
- Em có nhận xét gì về phong trào đâu tranh chông thực dân Pháp ở các nước
Đông Dương ?
Tại khu vực Đông Nam Á hải đảo .cũng diễn ra những phong trào yêu nước, chống thực dân, lôi cuốn háng triệu người tham gia, tiêu biểu là phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a.
Hình 74. A. Xu-các-nô (1901 - 1970), lãnh tụ phong trào độc lập dân tộc ỏ In-đô-nê-xi-a
Trong hơn ba thế kỉ dưới sụ áp bức, bóc lột tàn tệ của thục dân Hà Lan, nhân dân In-đô-nê-xi-a đã nhiều lần nểi dậy đấu tranh. Trong những năm 1926 - 1927, khởi nghĩa đã bùng nổ ở các đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra dưới sụ lãnh đạo của Đàng Cộng sởn. Sau khi khỏi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sân do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh tụ của Đàng Dân tộc đứng đầu.
Đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á chưa giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định. Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á, và cũng từ đây, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.
- Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xì-a diễn ra như thế nào ?
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ ?
Cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919 - 1939 ?
Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.