SGK Lịch Sử 8 - Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

  • Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) trang 1
  • Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) trang 2
  • Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) trang 3
  • Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) trang 4
  • Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) trang 5
Chương IV
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939- 1945)
■KBài 21
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
Chiến tranh thếgiới thú hai (1959 -1945) là cuộc chiến tranh gây nên những tổn thất lớn nhất về người và của trong lịch sỉỉ nhân loại. Chiến tranh kết thúc với sự that hại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít và dẫn đến những biến dổi căn bản của tình hình thếgiới.
- NGUYÊN NHÂN BÙNG Nổ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Sau Chiến tranh thế giổi thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nưổc đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc, dẫn tối việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
Giữa các nước dế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - . Pháp - Mĩ và khối phát xít Đúc - l-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cân phái tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thục hiện đường tối thoà hiệp, nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía
Liên Xô. Do chính sách thoở hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh ngay Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1 - 9 -1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau dó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giói thú hai bùng nổ.
Hình 75. Tranh biếm hoạ ở châu Âu năm 1939 : Hít-le' được ví như người khổng lồ, xung quanh là các chính khách châu Âu đã nhượng bộ Hít-le
Quan sát bức tranh, em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước ?
- NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH
Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1 - 9 - 1939 đến đầu năm 1943)
Trong giai đoạn này, bằng chiến thuật chớp nhoáng, phát xít Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập). Ngày 22-6 - 1941, phát xít Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
ở Thái Bình Dương, trong lúc Đức đang thắng thế ỏ châu Âu, ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng (đảo Ha-oai). Quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương. Ó Bắc Phi, tháng 9 - 1940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giói. Chiến sự diễn ra trên khắp các mặt trận : mặt trận Tây Âu„ mặt trận Xô - Đức, mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và mặt trận Bắc Phi.
Tháng 1 - 1942, Mặt trận Đồng minh chông phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chông phát xít trên toàn thế giởi để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Neu'dien biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thê giới thứ hai.
Nước trung lập	Nhữr|g vùn9 bi Phát xít Đức chịếm
Lãnh thổ Đức, l-ta-li-a và đồng minh của Đức trước khi nổ ra chiến tranh Hướng tấn công của quân Đức
Hình 76. Lược đồ quân Đức đánh chiếm châu Âu (1939 - 1941)
Hình 77. Thủ đô Luân Đôn (Anh)	Hình 78. Quân Đức treo cổ
bị không quân Đức oanh tạc năm 1940	người dân Liên Xô ở vùng chiếm đóng
Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kế£ thúc (tìf đầu năm 1943 đến tháng 8 - 1945)
Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến thắng Xta-lin-grát (2 - 2 - 1943), Hồng quân Liên Xô và liên quân Mĩ - Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận.
Ở mặt trận Xô - Đức, Hồng quân Liên Xô đã phởn công trên diện rộng, quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình. Đến cuối năm 1944, toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Trên đường truy kích quân Đúc, Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nưồc Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít.
Ở mặt trận Bắc Phi, tháng 5 - 1943, trưôc các đạt tấn công của liên quân Mĩ - Anh, quân Đức và l-ta-li-a đã phải hạ vũ khí. Ở mặt trận Tây Âu, ngày ó - 6 -1944, liên quân Mĩ - Anh đổ bộ vào miền Bác nưôc Pháp, mở mặt trộn thứ hai ở Tây Âu.
Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ỏ chiến dịch công phá Béc-lin, đêm mồng 8 rạng sáng 9 - 5 - 1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít I-ta-li-a và Đức.
ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném bom nguyên tử huỷ diệt hai thành phô" Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản) làm trên 10 vạn người thiệt mạng, hàng chục vạn người bị tàn phế.
Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít ?
- KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
“Kẻ gieo gió phải gặt bão” - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lổn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thê giổi thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
Qua các hình 77, 78, 79, em suy nghĩ gì vê hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại ?
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Vì sao Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ?
Lập niên biểu về những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).