SGK Ngữ Văn 11 - Đây thôn Vĩ dạ

  • Đây thôn Vĩ dạ trang 1
  • Đây thôn Vĩ dạ trang 2
  • Đây thôn Vĩ dạ trang 3
HÀN MẶC TỬ
ĐÂY THÔN Vì DẠ
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT —
Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chú thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
V	J
Hàn Mặc Tử
TIỂU DẪN
Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hỡi (nay là tỉnh Quảng Bình) trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa. Cha mất sớm, ông sống với mẹ ở Quy Nhon và có hai năm học trung học tại Trường Pe-lơ-ranh (Pellerin) ở Huế. Sau đó ông làm công chức ở Sở Đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Đến năm 1936, mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhon chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hoà.
Tuy cuộc đời nhiều bi thưong nhưng Hàn Mặc Tử là một trong nhũng nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh : Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh,...; bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mói lãng mạn. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đòi trần thế.
Tác phẩm chính: Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ 1939), Quần tiên hội (kịch thơ), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi - 1940). Ngoài tập Gái quê in lúc sinh thời, còn toàn bộ thơ Hàn Mặc Tử chỉ được in thành tập sau khi ông mất.
Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ) sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương). Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.
VĂN BẢN
Sao anh không về choi thôn Vĩ(1) ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền	Thôn Vĩ: thôn Vĩ Dạ (có bản chép là Vĩ Giạ, từ gốc là Vĩ Dã - vĩ: lau, dã : cánh đồng) nằm ở ngoại vi thành phố Huế, có phong cảnh vườn tược rất xinh xắn, nên thơ.
 	Mặt chữ điền: mặt vuông như chữ điền, một kiểu khuôn mặt phúc hậu (theo quan niệm tướng mạo thời xưa).
.
Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp	Bắp: ngô.
 lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ?
Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh	Nhân ảnh : hình người, bóng người.
Ai biết tình ai có đậm đà ?
[Đau thương, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995)
HƯỚNG DẦN HỌC BÀI
Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm ttạng của tác giả trong khổ thơ đầu.
Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì ?
Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào ? Chút hoài nghi trong câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà ?” có biểu hiện niềm tha thiết vói cuộc đòi không ? Vì sao ?
Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ ?
,	GHI NHƠ	
Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
LUYỆN TẬP
Những câu hỏi trong bài thơ hướng tới ai và có tác dụng gì trong việc biểu hiện tâm trạng của tác giả ?
Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ gợi cho anh (chị) cảm nghĩ gì ?
3*. Đây là bài thơ về tình yêu hay về tình quê ? Vì sao bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng 'rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc ?