SGK Ngữ Văn 11 - Ôn tập phần làm văn

  • Ôn tập phần làm văn trang 1
ÔN TẬP PHÁN LÀM VÂN
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nắm được nội dung chủ yếu của chương trình Làm văn lóp 11.
Biết cách lập luận và vận dụng các thao tác lập luận : phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong bài nghị luận.
Biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin.
v . 	
- NHỮNG NỘI DUNG KIÊN THỨC CẨN ÔN TẬP
Thống kê, phân loại và hệ thống hoá các bài học phần Làm văn trong SGK Ngữ văn 11.
Trình bày quan niệm, yêu cầu và cách thức tiến hành các thao tác lập luận : phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.
Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận.
Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt và bản tin.
- LUYỆN TẬP
Trong văn bản về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận nào ? Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các thao tác lập luận ấy.
Khi phân tích nội dung câu cách ngôn “Thất bại là mẹ thành công”, anh (chị) bắt đầu phân tích từ đâu, dựa trên những cơ sở nào và sử dụng những ví dụ có thật nào để làm sáng tỏ ?
Phân tích tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong đoạn văn sau và thử viết một đoạn văn bác bỏ vói chủ đề tự chọn.
f...J Thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không ? Cái gì cũng “vô uý”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người ỉ “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lưong). Vậy, kể nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ. Loại người này, thực ra rất hiếm hoi, hay nói đúng hon, không thể có được. Nhưng loại người sau đây thì chắc không ít: sợ rất nhiều thứ, nhất là quyền thế và đồng tiền, nhưng đối với cái tài, cái đẹp, cái thiên lưong thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ, giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất.
(Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)