SGK Ngữ Văn 11 - Phong cách ngôn nghữ chính luận

  • Phong cách ngôn nghữ chính luận trang 1
  • Phong cách ngôn nghữ chính luận trang 2
  • Phong cách ngôn nghữ chính luận trang 3
  • Phong cách ngôn nghữ chính luận trang 4
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
• Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận.
• Biết phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị.
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT —
I - VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Tìm hiểu văn bản chính luận
Văn bản chính luận thời xưa viết theo các thể hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu,... chủ yếu bằng chữ Hán. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 chỉ xem xét văn bản chính luận hiện đại.
Văn bản chính luận hiện đại bao gồm : các cưong lĩnh; tuyên bố; tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu ; các bài bình luận, xã luận ; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị,...
Đọc các đoạn trích trong các văn bản chính luận sau và tìm hiểu về :
Thể loại của văn bản
Mục đích viết văn bản
Thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến.
Tuyên ngôn
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Lòi bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lọi.”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Bình luận thời sự
CAO TRÀO CHỐNG NHẬT, cứu NƯỚC
Ngày 9 - 3 - 1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Phàp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều đội quân của Pháp nhằm biên giói cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ đã cùng ta tổ chức “Uỷ bap Pháp - Việt chống Nhật”. Nhưng không bao lâu họ cũng bỏ ta chạy sang Trung Quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta. [...1
(Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I, NXBSựthật, 1976)
Xã luận
VIỆT NAM ĐI TỚI
Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mói. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng ngưòi dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió,...
Rạo rực đất tròi, rạo rực lòng người! [...]
Đất nước đang căng tràn sức xuân trong ý chí và khát vọng vươn tói của 80 triệu người con đất Việt. Nguồn sinh lực mới được kết tụ và nhân lên trong xuân Giáp Thân đang hứa hẹn tạo ra một sức băng lướt mói trên con đường dài xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, vãn minh.
Xuân mói, thế và lực mói, chúng ta tự tin đi tói !
(Theo báo Quân đội nhân dân, số Tết 2004)
Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
Ngoài những thể loại vãn bản trên đây, ngôn ngữ chính luận còn được dùng trong các loại tài liệu chính trị khác, trong những tác phẩm lí luận có quy mô khá lớn, ví dụ : Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi (Trường Chinh); Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tựdo, vì chủ nghĩaxã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới (Lê Duẩn),... Mặt khác, ngôn ngữ chính luận không chỉ tồn tại ở dạng viết mà cả ở dạng nói, chẳng hạn những lời phát biểu ở hội nghị hoặc trong các cuộc thảo luận, tranh luận,... mang tính chất chính trị. Nhưng dù phưong tiện biểu đạt có khác nhau thì ngôn ngữ chính luận luôn nhằm một mục đích là trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chĩnh trị, một chính sách, chủ trương về văn hoá, xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.
Điều nói trên có thể làm cơ sở để phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản hoặc trong các hội thảo khoa học, bình luận vãn
• chương hay thương thuyết ngoại giao,... Ở các trường họp này, dù phát biểu bằng văn bản viết hay bằng lời nói miệng, dù có mục đích và nội dung khác nhau, cách diễn đạt bằng ngôn ngữ cũng có điểm khác nhau nhưng đều sử dụng phương pháp nghị luận. Do vậy, ta thường gọi chung là văn nghị luận	Nghị luận là phương pháp tư duy và trình bày những ý kiến, lí lẽ, lập luận về một vấn đề nào đó. Trong nhà trường, học sinh được rèn luyện các kĩ năng lập luận, trình bày ý kiến về một vấn đề. Theo tiêu chí nội dung, người ta phân biệt : nghị luận văn chương, nghị luận xã hội, triết học, sử học,...
Ở nước ta và một số nước, chính luận (nghị luận chính trị) đã hình thành một phong cách ngôn ngữ độc lập có ảnh hưởng đến các phong cách hgôn ngữ khác. Do vậy, chính luận được đưa vào giảng dạy trong nhà trường.
 hay nghị luận văn chương, nghị luận xã hội. Còn các khái niệm “chính luận” hay “ngôn ngữ chính luận”, “phong cách ngôn ngữ chính luận” thì dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó.
Do hoàn cảnh đấu tranh giải phóng dân tộc, trong thế kỉ trước, ở nước ta, chính luận rất phát triển, vì vậy đã hình thành một phong cách ngôn ngữ độc lập thể hiện ở các thể loại văn bản như đã nói trên. Ngôn ngữ chính luận có ảnh hưởng khá sâu rộng trong ngôn ngữ hằng ngày và ngôn ngữ văn học. Một số cây bút chính luận đồng thòi là những nhà hoạt động chính trị nổi tiếng như : Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng,... Có không ít tác phẩm chính luận tiêu biểu được đưa vào giảng dạy trong nhà trường (chẳng hạn : Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh) ; hoặc được dùng để trích dẫn trong các bài viết, bài nói; hoặc trở thành khẩu hiệu hành động của phong trào cách mạng.
	GHI NHƠ	
Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khấu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.
LUYỆN TẬP
Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận.
Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau đây thuộc phong cách chính luận ?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta}
Phân tích bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 10, tập một, tr. 23) để chứng minh : lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc. (Gợi ý: Phân tích mặt diễn đạt của văn bản qua các luận điểm :
Tình thế nào buộc chúng ta phải chiến đấu ?
Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí gì ?
Niềm tin tất thắng của chúng ta.)