SGK Ngữ Văn 11 - Đọc thêm: Tương tư

  • Đọc thêm: Tương tư trang 1
  • Đọc thêm: Tương tư trang 2
KẾT QUẢ CẲN 
|DO£THEM|	Tlf(1)	NGUYỄN BÍNH
im J	'
TIỂU DẪN
Nguyễn Bính (1918 - 1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính (có thòi kì lấy tên là Nguyễn Bính Thuyết), sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hoà), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Nguyễn Bính mồ côi mẹ rất sớm, 10 tuổi đã phải theo anh lên Hà Nội kiếm sống, ông biết làm thơ từ khi mới 13 tuổi và năm 19 tuổi (1937) được nhận giải Khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn. Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam Bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1954, ông tập kết ra Bấc, tham gia công tác vãn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định.
Trong khi phần lớn các thi sĩ cùng thòi chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với hồn thơ dân tộc và hấp dẫn người đọc chính bởi hồn thơ này. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ Nguyễn Bính đã đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thướng của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha. Vì thế, Nguyễn Bính được coi là “thi sĩ của đồng quê” và có nhiều tác phẩm được truyền tụng rộng khắp, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000).
Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính trước Cách mạng: Tâm hồn tôi (1937), Lỡbước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941), Mười hai bến nước (1942), Cây đàn tì bà (truyện thơ - 1944); sau Cách mạng : ông lão mài gươm (1947), Gửi người vợ miền Nam (1955), Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ- 1958), Cô Son (chèo - 1961), Đêm sao sáng (1962), Người lái đò sông Vị (chèo - 1962),...
Bài Tương tư rút trong tập Lỡ bước sang ngang, rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính.
VĂN BẢN
Thôn Đoài	Tương tư : nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau ; có khi được dùng để diễn tả nỗi nhớ đơn phương.
 	Thôn Đoài: thôn ở phía tây.
 ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này ?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo răng cách trở đò giang(1),
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...
Tưong tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai ngưòi biết cho !
Bao giờ bến mới gặp đò ?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau	Cách trở đò giang: cách sông, cách đò.
 	Khuê các: noi ở của phụ nữ nhà giàu sang, quyền quý; giang hồ : chỉ người phiêu dạt nay đây mai đó.
 ?
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng	Cau liên phòng: giống cau thấp và có quả quanh năm.
.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ?
Hoàng Mai - 1939
[Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ mong và những lòi kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ ?
Tình cảm của chàng trai đã được đền đáp hay chưa ?
Theo anh (chị), cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von,... ở bài này có những điểm gì đáng lưu ý ?
Hoài Thanh cho rằng, trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa của đất nước”. Qua bài Tương tư, anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không