SGK Ngữ Văn 11 - Ôn tập phần Văn học

  • Ôn tập phần Văn học trang 1
  • Ôn tập phần Văn học trang 2
ÔN TẬP PHẮN VÃN HỌC
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nắm vững và hệ thống hoá được những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học .trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học kì II trên hai phương diện lịch sử và thể loại. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức đó.
Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ : sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học,...
I - NỘI DUNG
Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai, phần văn học Việt Nam gồm những tác phẩm văn học hiện đại thòi kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc các thể loại thơ ca và nghị luận.
về thơ, chương trình gồm các tác phẩm : Lưu hiệt khi xuất dương (Phan Bội Châu), Hầu Trời (Tản Đà), Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Chiều tối (Hồ Chí Minh), Từ ấy (Tố Hữu); các bài đọc thêm : Lai Tân ữỉồ Chí Minh), Nhớ đồng (Tố Hữu), Tương tư (Nguyễn Bính), Chiều xuân (Anh Thơ).
Khi ôn tập các tác phẩm này, cần nắm được lí thuyết về thể loại thơ để vận dụng vào việc phân tích các tác phẩm. Cần nắm vững những vấn đề về nội dung và nghệ thuật; nhận ra được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tịnh, phát hiện ra các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi bài thơ.
Về văn nghị luận, sách giáo khoa có trích tuyển để học các trích đoạn : Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh) ; bài đọc thêm : Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh).
Khi ôn tập các tác phẩm này, cần hiểu được sự khác nhau giữa vãn hình tượng vói văn nghị luận. Văn hình tượng là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, sáng tạo ra những hình tượng sinh động, đẹp đẽ, trước hết và chủ yếu để chuyển tải tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Còn văn nghị luận là sản phẩm của tư duy logic, tác động trước hết đến nhận thức lí trí của người đọc. Sức mạnh của văn nghị luận là ở lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận cứ xác đáng, đầy thuyết phục.
Tìm hiểu các tác phẩm nghị luận nói trên qua đoạn trích, cần nắm chắc nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các văn bản, cách triển khai lập luận và ngôn ngữ biểu đạt của mỗi tác giả.
Phần vãn học nước ngoài gồm : bài thơ Tôi yêu em (Pu-skin), truyện ngắn Người trong bao (Sê-khốp), đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích tiểu thuyết Những người khốn khổ - Huy-gô), tác phẩm nghị luận Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen); bài đọc thêm : Bài thơ số28 (Ta-go).
Khi ôn tập các tác phẩm này, ngoài đặc trưng của một tác phẩm nước ngoài học qua bản dịch, cần nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả, về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.
II - PHƯƠNG PHÁP
Học sinh có thể vận dụng những hình thức ôn tập sau :
Lập đề cương
Làm bài tập tại lóp
Thuyết trình
Thảo luận ở lóp (có thể theo từng nhóm)
Viết báo
Có thể lập đề cương ôn tập theo hệ thống các vấn đề và câu hỏi sau :
Thơ mói khác với thơ trung đại như thế nào ?
Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài thơ
Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà ? Làm rõ tính chất giao thổi (giữa văn học trung đại và hiện đại) về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên.
Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu,
Hầu Trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm rõ quá trình hiện đại hóá thơ ca thòi kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Vội vàng của Xuân
Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của.
Nguyễn Bính, Chiều xuân của Anh Thơ ?
Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Chiều tối, Lai Tân của Hồ Chí Minh;
Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu ?
Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em (Pu-skin) ?
Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao
(Sê-khốp).
Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô).
*Lưu ý: Những tác phẩm khác, anh (chị) dựa vào Hướng dẫn học bài và Hướng dẫn đọc thêm để ôn tập.