SGK Ngữ Văn 11 - Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

  • Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học trang 1
  • Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học trang 2
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
VI ÉT BÀI LÀM VÃN SỐ 5 : NGHỊ LUÂN VĂN HỌC
Vận dụng các thao tác lập luận phân tích, so sánh để viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
Ị - HƯỚNG DẪN CHUNG
Anh (chị) hãy chuẩn bị trước ở nhà :
Xem lại các bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; Thao tác lập luận phân tích; Thao tác lập luận so sánh.
Đọc lại các văn bản văn học đã học để chuẩn bị làm bài.
II - GỢI Ý MỘT sô ĐÊ BÀI
Người xưa có câu : "Đàn bà chớ kể Thuý Vân, Thuý Kiều”. Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên.
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao ?
Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
Ill	- GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
- Vói đề 1, để phê phán quan niệm không đúng trên, có thể lập luận như sau :
Theo các nhà nho, Thuý Kiều có những hành động ứng xử không phù họp vói lễ giáo phong kiến (nêu dẫn chứng). Đó là cách đánh giá sai, bảo thủ, chỉ nhìn sự việc, con người một cách phiến diện.
Thực ra, Thuý Kiều đáng thương chứ không đáng trách. Bản thân Kiều là một người con gái tài sắc, đức hạnh (thuỷ chung trong tình yêu, hiếu thảo với cha mẹ, ý thức sâu sắc về nhân phẩm,...). Cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ của nàng là do chế độ phong kiến tàn bạo gây nên, mặc dù nàng cố gượng dậy nhưng không được. Đọc Truyện Kiều, ta biết được sự tàn ác, vô nhân đạo của chế độ phong kiến đối với con người, nhất là đối với ngưòi phụ nữ.
Với đề 2, cần nói rõ về cuộc đòi nhân vật Chí Phèo qua các giai đoạn: từ một cố nông hiền lành đến một con người bị tha hoá cả tâm hồn lẫn ngoại hình (nhưng chưa mất hết nhân tính). Tìm nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá của Chí Phèo.
Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ, cường hào ở nông thôn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Đề 3 cũng là một dạng đề phân tích nhân vật. Việc phân tích cần tập trung vào quá trình chuyển biến tâm lí của nhân vật trong sự phát triển của truyện. Giai đoạn đầu : Viên quản ngục biệt đãi Huấn Cao, nhưng Huấn Cao lại tỏ thái độ khinh bạc. Giai đoạn sau : Huấn Cao cảm “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, viết chữ tặng viên quản ngục và nói những lời tâm huyết, cần nhận xét hai thái độ đó tuy khác nhau, nhưng đều họp lí, phù họp vói hoàn cảnh và nhân cách của nhân vật Huấn Cao.