SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 20 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất

  • Tuần 20 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 1
  • Tuần 20 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 2
  • Tuần 20 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 3
  • Tuần 20 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 4
  • Tuần 20 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 5
  • Tuần 20 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 6
  • Tuần 20 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 7
  • Tuần 20 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 8
Tuân 20
ĐỌC
Bốn anh tài
(Tiếp theo)
Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, bỗng có tiếng đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em cẩu Khây dậy, giục chạy trốn, cẩu Khây bèn nói:
- Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy.
Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em cẩu Khây liền đuổi theo nó. cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ẩm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đổng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.
Từ đấy, bản làng lại đông vui.
TRUYỆN CỔ DÂN TỘC TÀY
Núc nác : cây thân gỗ, lá chỉ có ở ngọn, quả rất dài, dẹt và rộng.
Núng thế : lâm vào thế yếu, không chống đỡ được nữa.
Tới nơi yêu tinh ở, anh em cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào ?
Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh.
Vì sao anh em cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
Ý nghĩa của câu chuyện này là gì ?
Nghe - viết:
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
Vào cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ, nẹp sắt, do đó đi rất xóc. Người đầu tiên sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su là Đân-lớp, một học sinh nước Anh. Từ một lần suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước, Đân-lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe rồi bom hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt. Phát minh của Đân-lớp được đăng kí chính thức vào năm 1 880. về sau, lốp xe đạp có thêm chiếc săm bơm căng hơi nằm bên trong.
Theo VŨ BỘI TUYỂN
(2). Điền vào chỗ trống :
a) ch hay tr?	...uyền ...ong vòm lá
...im có gì vui Mà nghe ríu rít Như ...ẻ reo cười ?
NGUYỄN BAO
b) uôt hay uôc ?
Cày sâu c.bẫm.
Mua dây b... mình.
Th... hay tay đảm.
Ch... gặm chân mèo.
(3). Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh các câu trong hai mẩu chuyện sau:
a) Tiếng có âm tr hoặc ch :
Đãng trí bấc học
Một nhà bác học có tính đãng đi tàu hoả. Khi nhân viên soát vé đến, nhà
bấc học tìm toát mồ hôi mà thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo :
Thôi, ngài không cần xuất vé nữa. Nhà bấc học vẫn loay hoay tìm vé và nói :
Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ !
b) Tiếng có vần uôc hoặc uôt:
VỊ thuốc quý
Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-no mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. ông dùng rất
nhiều thứ bô’ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông :
Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.
Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-no khỏi bệnh, ông ngạc nhiên nói vói bác sĩ:
Bây giờ tôi mói biết táo cũng là vị thuốc quý.
Bác sĩ mỉm cười :
Không phải những quả táo bình thường kia chữa khỏi bệnh cho ngài đâu. Chính những đi bộ hằng ngày mói là vị thuốc quý, vì chúng bắt ngài phải vận động.
-	LƯYẸN Tư VA CAƯ 	-	
Luyện tập vê câu kế Ai làm gì ?
Tìm các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau :
Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
Một số chiến sĩ thả câu. Một số khấc quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
Theo HÀ ĐÌNH CẨN
Xác định bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ trong các câu vừa tìm được.
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng kiểu câu Ai làm gì ?.
	KỂ CHUYỆN	_	
Kế chuyên đã nghe, đã đọc
Đề bài
Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài.
Gợi ý
Nhớ lại những bài em đã học về tài năng của con người:
Các nhà khoa học có tài : Ác-si-mét, Lê Quý Đôn, Trương Vĩnh Ký, Ê-đi-xơn, Lương Định của, Đặng Văn Ngữ,...
Các văn nghệ sĩ có tài : Cao Bá Quát, Pu-skin, Vương Hi Chi,...
Các vận động viên có tài như Nguyễn Thuý Hiền,....
Tìm thêm những truyện tương tự trong sách báo.
Kể chuyện :
Giới thiệu câu chuyện : tên truyện, kể về ai, kể về tài năng gì đặc biệt.
Kê diên biến câu chuyện, chú ý nhân mạnh những tình tiết nói lên tài năng, trí tuệ của nhân vật đang được kể đến.
Kết thúc câu chuyện : đánh giá chung về nhân vật và bày tỏ cảm xúc.
	TẬP ĐỌC 	
Trống đồng Đông Sơn
Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền vãn hoá Đông Son chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh toả ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đổng tâm, hình vũ công nhảy <núa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,...
Nổi bật trên hóa văn trống đổng là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,... Đó là con người thuần hậu, hiền hoà, mang tính nhân bản sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,... Đó đây, hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khát khao cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.
Theo NGUYỄN VÃN HUYÊN
Chính đáng : đúng, hợp với lẽ phải.
Văn hoá Đông Son : nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác
•	định trên cơ sở những di vật tìm được ở Đông Sơn,
Thanh Hoá.
Hoa văn : hình trang trí trên đồ vật.
Vũ công : người biểu diễn nhảy múa, diễn viên múa.
Nhân bàn : yêu thương và đề cao con người.
Chim Lạc, chim Hồng : những loài chim được coi là biểu tượng của dân tộc ta.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?
Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng ?
Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng ?
Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta ?
	TẬP LĂM VĂN 	__	
Miêu tả đồ vật
(Kiềm tra viết)
Đề bài gọi ỷ
Tả chiếc cặp sách của em.
Tả cái thước kẻ của em.
Tả cây bút chì của em.
Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	-	—	
Mở rộng vốn từ : Sức khoè
Tìm các từ ngữ:
Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ
M tập luyện
Chỉ những đặc điểm của một co thể khoẻ mạnh
M vạm vỡ
Kể tên các môn thể thao mà em biết.
Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau :
Khoẻ như ...	M Khoẻ như voi
Nhanh như ...	M Nhanh như cắt
Câu tục ngữ sau nói lên điều gì ?
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.
	TẬP LÀM VÀN	;	Ị	:	-
Luyện tập giới thiệu địa phuong
1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Nét mới ở Vĩnh Sơn
Vĩnh Son là một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ; đồng bào phần lớn là người dân tộc Ba-na. vốn là xã có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm, cuộc sống ở xã vùng cao này giò đây đã có nhiều đổi khác.
Nét nổi bật nhát ở Vĩnh Son hôm nay là người dân đã biết trồng lúa nước. Ngày trước chỉ quen phát rẫy làm nương nay đây mai đó, giờ đây toàn xã đã trồng lúa nước hai vụ một năm vói năng suât khá cao. Bà con trong xã không những không lo thiếu ăn, mà còn có lương thực để chăn nuôi.
Một điều nổi bật nữa ở Vĩnh Sơn là phất triển nghề nuôi cá. Nhiều ao hồ được người dân dùng nuôi cấ với sản lượng hằng năm tới hai tấn rưỡi trên một héc-ta. Ước muốn của người dân vùng cao chỏ cá ngược về xuôi bấn đã trỏ thành hiện thực. '
Nhờ phát triển kinh tế, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Trong xã, cứ 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe - nhìn, 3 hộ có xe mấy. Đầu năm học 2000 - 2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước.
Theo báo NHẢN DÂN
0	- Đeo đẳng : bám theo mãi, không dứt bỏ được.
Năng suất: sản lượng đạt được trên một diện tích nhất định.
Sản luọng : số lượng sản phẩm sản xuất được trong một đon vị thời gian
nhất định.
Phuong tiện nghe - nhìn : vi-đê-ô, ti vi,...
Bài văn giói thiệu những đổi mới của địa phương nào ?
Kể lại những nét đổi mới nói trên.
Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em. ( M : Phát triển phong trào trồng cây gảy rừng, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề phụ, giữ gìn xóm làng hay phố phường sạch đẹp,...)