SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II

  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 1
  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 2
  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 3
  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 4
  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 5
  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 6
Tuần 35
ÔN TẬP CUỐI HỌC Kì II
Tiết 1
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Khám phá thê giói (hoặc Tình yêu cuộc sông). Nội dung cẩn trình bày:
Tên bài.	- Thể loại (văn xuôi, thơ, kịch).
Tác giả.	- Nội dung chính.
Tiết 2
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Lập bảng thống kê các từ ngữ đã học ở những tiết Mở rộng vốn từ trong chủ điểm Khám phá thế giới (hoặc Tình yêu cuộc sống).
Giải nghĩa một trong số các từ ngữ vừa thống kê ở bài tập 2. Đặt câu với từ ngữ ấy.
Tiét 3
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Dưới đây là một trích đoạn nói về cây xương rồng trong sách phổ biến khoa học. Dựa vào những chi tiết mà tác giả cung cấp và dựa vào quan sát riêng của mình, em hãy viết đoạn văn miêu tả một cây xương rồng mà em thấy.
Xương rồng
Xương rồng có nhiều loài. Loài xương rồng ba cạnh cao từ vài chục xăng-ti-mét đến vài mét, toàn thân, cành và lá đều mọng nước và có mủ nhựa trắng. Đoạn thân gần gốc hình trụ, hơi hoá gỗ. Cành xương rồng có từ 3 đến 6 cạnh lồi. Lá ít và nhỏ, dày, tròn ở đầu, thuôn dần ở gần cuống.
Cuống lấ xương rồng rất ngắn, mọc trên cạnh lồi của cành. Khi rụng, lá để lại vết thành gai cứng và nhọn. Xương rồng ra hoa vào mùa xuân. Hoa mọc'thành tán từ chỗ lõm của mép cành, cụm hoa hình chén, màu vàng. Quả nhỏ màu xanh, đường kính 1 xăng-ti-mét. Nhựa xương rồng có chất độc, khi thu hái nên cẩn thận, tránh để nhựa bắn vào mắt.
Xương rồng mọc hoang khắp nơi hoặc được trồng làm hàng rào và làm cảnh. Cành xương rồng non được dùng làm thuốc.
Theo LÊ TRẤN Đức
Tiết 4
1. Đọc truyện sau :	Có một lần
Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấrn vào mồm. Thế là má sưng phồng lên. Tôi nhăn nhó mặt mũi, rồi khẽ rên : "ôi, răng đau quá !" Tôi cố tình làm thế để khỏi phải đọc bài. Cô giáo và các bạn, ai cũng thương tôi và lo lắng. Cô giáo nói :
- Răng em đau, phải không ? Em về nhà đi !
Nhưng tôi không muốn về nhà. Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đấy đi đẩy lại cục giấy thâm trong mồm, thích thú về trò nghịch ngợm của mình.
Bỗng một cậu bạn hét ầm lên :
- Nhìn kìa ! Bộng răng sưng của bạn ây chuyên sang má khác rồi !
Chuyện xảy ra đã lâu. Thực tình, tôi chăng muốn kể vì thấy ngượng quá. Nhưng dù sao cũng phải nói ra để không bao giờ mắc lỗi như vậy nữa.
Theo GÔ-LI-AN-KIN
'Im trong bài đọc trên :
- Một câu hỏi. - Một câu kể. - Một câu cảm. - Một câu khiến. ?à/ đọc trên có những trạng ngữ nào chỉ thời gian, chỉ noi chốn ?
Tiết 5
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Nghe - viết:	Nói với em
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ Đã nuôi em khôn lớn từng ngày Tay bồng bế, sớm khuya vất vả Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
vũ QUẨN PHUƠNG
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay Tiếng lích rích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện Sẽ được nhìn thấy các bà tiên Thấy chú bé đi hài bảy dặm.
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Tiết 6
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Trích đoạn dưới đây lấy từ một cuốn sách phổ biến khoa học.
Dựa vào những chi tiết mà tác giả cung cấp và dựa vào quan sát riêng của mình, em hãy viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu.
Những ngày đẹp trời, buổi sáng bồ câu bay ra từng đàn. Sau một hồi lượn vòng trên không trung trong lành, chúng đậu xuống mặt đất rồi tha thẩn đi đi lại lại vói cái đầu cứ lắc lư, lắc lư.
Vì sao bồ câu lắc lư đầu liên tục mà không bị hoa .mắt, nhức đầu nhỉ ? Thật ra, nếu quan sát kĩ, ta có thể thấy rằng bồ câu chẳng lắc lư chút nào cái đầu bé nhỏ của chúng. Chỉ vì thân bồ câu to, chân lại ngắn nên khi đi thân mình chúng cứ đảo qua đảo lại, cái cổ ngắn cũng đung đưa, khiến ta lầm tưởng là đầu bồ câu cũng lắc lư đó thôi.
Theo TRI THỨC BÁCH KHOA CHO EM
Tiết 7
BÀI LUYỆN TẬP
A - Đọc thầm	Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon
Trong một lần đi biển, Gu-li-vơ tình cờ lạc vào xứ sở cùa người Li-li-pút tí hon. Anh được vua nước Li-li-pút mời ờ lại và trở thành một người khổng lồ giữa những người chỉ bé bằng ngón tay cái. Dưới đây là câu chuyên của anh.
Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bât ngờ đến thăm tôi. Đứng trên lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.
Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, phất khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cấp móc vào từng chiến hạm một rồi buộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút.
Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên đã kí một hoà ước lâu dài.
Theo XUÝP
(Đỗ Đức Hiểu dịch)
B - Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ỷ trả lòi đúng
Nhân vật chính trong đoạn trích tên là gì ?
c) Không có tên
c) Li-li-pút, Bli-phút
Li-li-pút	b)	Gu-li-vơ
Có những nước tí hon nào trong đoạn trích này ?
Li-li-pút	b)	Bli-phút
Nước nào định đem quân xâm lược nước láng giềng ?
Li-li-pút	b)	Bli-phút	c)	cả	hai	nước
Vì sao khi trông thấy Gu-li-vơ, quân địch "phát khiếp"	?
Vì thấy người lạ.
Vi trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn.
Vi Gu-li-vơ mang theo nhiều móc sắt.
Vì sao Gu-li-vơ khuyên vua nước Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tình của Li-li-pút ?
Vi Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hoà bình.
Vi Gu-li-vơ ngại đánh nhau với quân địch.
Vi Gu-li-vơ đang sống ở nước Bli-phút.
Nghĩa của chữ hoà trong hoà uớc giống nghĩa của chữ hoà nào dưới đây?
Hoà nhau
Hoà tan
Hoà bình
Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu gì ?
Câu kể
Câu hỏi
Câu khiến
Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, bộ phận nào là chủ ngữ ?
Tôi
Quân trên tàu
Trông thấy
Tiết 8
A - Chính tả (nghe - viết)
Trăng lên
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mành dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
THẠCH LAM
B - Tập làm văn
Viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật mà em yêu thích.