SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 26 - Chủ điểm: Những người quả cảm

  • Tuần 26 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 1
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 2
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 3
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 4
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 5
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 6
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 7
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 8
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 9
Tuần 26
	_ TẬP ĐỌC 	-	
Thắng biển
Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ẩm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngãn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp
xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hoà lẫn I với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
77)eoCHUVÀN
Mập : cá mập (nói tắt).
Cây vẹt : cây sống ở rừng nước mặn, lá dày và nhẵn.
Xung kích : đi đầu làm những nhiệm vụ khó khăn, gay go nhất.
Chão : dây thừng to, rất bền.
Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ?
Tìm những từ ngữ, hình ảnh (trong đoạn 1) nói lên sự đe doạ của cơn bão biển.
Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2 ?
Những từ ngữ, hình ảnh nào (trong đoạn 3) thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển ?
_ CHÍNH TÀ 	——
Nghe - viết: Thắng biển (từ đầu đến quyết tâm chống giữ.)
(2). Điền vào chỗ trống :
a) /hay n ?
Từ xa nhìn ...ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khống ...ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ...ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp ...õn là hàng ngàn ánh ...ến trong xanh. Tất cả đều ...óng ...ánh, ...ung ...inh trong ...ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn ...ũ ...ũ bay đi bay về, lượn ...ên ...ượn xuống.
Theo vũ TÚ NAM
b) Tiếng có vãn in hay inh ?
lung ...	- thầm ...
giữ ...	- lặng ...
bình ...	- học ...
nhường ...	•	- gia ...
rung ...	- thông ...
_ LUYỆN Từ VÀ GÂU 	,	_
Luyện tập vé câu kế Ai là gì ?
Tìm cấu kể Ai là gì ? và nêu tâc dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nhận định yề sự vật):
Nguyên Tri Phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành năm 1873 và 1 882. ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.
Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. Hồi ông mói ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.
Theo LÊ THỂ NGỮ
Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
Hoàng Diệu Nguyễn Tri Phương
Theo PHONG THU
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì ? em vừa tìm được.
Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì ?.
	KỂ CHUYỆN	 •	
Kế chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài
Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.
Gợi ý
1. Nhớ lại những bài em đã học nói về lòng dũng cảm:
Dũng cảm trong chiến đấu : Chú bé liên lạc dũng cảm trong bài thơ
Lượm của Tố Hữu (Tiếng Việt 2, tập hai) ; Các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ỏ lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tô’ quốc (Ở lại với chiến khu - Tiếng Việt 3, tập hai) ; Bác sĩ Đặng Văn Ngữ khi đã gần 60 tuổi vẫn lên đường ra mặt trận để chữa bệnh cho bộ đội, tự tiêm thử vào cơ thể mình để kiểm nghiệm loại thuốc mới được sáng chế (Người trí thức yêu nước - Tiếng Việt 3, tập hai),...
Dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai : Đội thanh niên xung kích lập thành hàng rào sống đế cứu con đê khỏi võ (Thắng biển - Tiếng Việt 4, tập hai).
Dũng cảm trong đấu tranh vì lẽ phải : Trần Quốc Toàn liều chết xuống thuyền rồng để xin vua không cho giặc Nguyên mượn đường, xin vua chọ đánh giặc (Bóp nát quả cam - Tiếng Việt 2, tập hai) ; Tô Hiến Thành kiên quyết không nhận vàng bạc, không sợ người quyền thế, không vì tình riêng mà làm điều sai trái (Một người chính trực - Tiếng Việt 4, tập một).
Dũng cảm trong đấu tranh với bản thân mình : An-đrây-ca nhận lỗi với mẹ và tự trách mình mải chơi, không kịp mua thuốc cho ông (Nôi dăn vặt của An-đrây-ca - Tiếng Việt 4, tập một).
Tìm những truyện tương tự các truyện trên :
Truyện cổ tích (Ví dụ : truyện Thạch SanhỴ
Truyện về các anh hùng trong lịch sử đâu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Truyện hoặc tin tức đăng trên báo chí ca ngợi các tấm gưong dũng cảm quên mình cứu dân.
Truyện thiếu nhi.
Kể chuyện:
Giói thiệu câu chuyện + Nêụ tên câu chuyện.
+ Nêu tên nhân vật.
Kể diễn biến của câu chuyện, nhấn mạnh hành động anh hùng, dũng cảm của nhân vật.
Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
	TẬP ĐỌC 	
Ga-vrốt ngoài chiến luỹ
Ăng-giôn-ra nói :
Chừng mười lăm phút nữa thì chiến luỹ chúng ta không còn quá mười viên đạn.
Ga-vrốt nghe rõ câu nói đó.
Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn.
Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán và ra khỏi chiến luỹ. Nó dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến luỹ.
Cậu làm trò gì đấy ? - Cuốc-phây-rắc hỏi.
Em nhặt cho đầy giỏ đây I
Cậu không thấy đạn réo à ?
Ga-vrốt trả lời :
Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào ?
Cuốc-phây-rắc thét lên :
Vào ngay !
Tí ti thôi ! - Ga-vrốt nói.
Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Điều đó rất có lợi cho Ga-vrốt. Dưới màn khói và với thân hình bé nhỏ, cậu bé có thể tiến ra xa ngoài đường mà không ai trông thấy. Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm. Em nằm xuống rổi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ.
Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn.
Theo HUY-GÔ
Chiến luỹ : tuyến phòng thủ được xây dựng kiên cố hoặc dựng tạm bằng các
vật có tác dụng che đỡ như bao cát, giường, tủ, bàn, ghế,...
Nghĩa quân : quân khởi nghĩa.
Thiên thần : thần ở trên trời, thường được cho là rất đẹp và có nhiều phép lạ
(theo quan niệm xưa).
Ú tim : trò chơi trốn tìm của trẻ em.
©	1. Ga-vrốt ra ngoài chiến luy để làm gì ?
Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ?
Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần ?
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt.
	TẬP LÀM VÁN 	
Luyện tập xây dựng kết bài
trong bài văn miêu tà cây cối
Có thể dùng các câu sau để kết bài không ? Vì sao ?
Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. (Đề bài :
Tả cây bàng ở sân trường em.')
Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. (Đề bài : Tả cây phượng ở sân trường em.)
Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:
Cây đó là cây gì ?
Cây có ích lợi gì ?
Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào ? Em có cảm nghĩ gì về cây ?
Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.
Em hãy viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây:
Cây tre ở làng quê.
Cây tràm ở quê em.
Cây đa cổ thụ ở đầu làng.
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	-	
Mở rộng vốn từ : Dũng cảm
Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.
M :	- Từ cùng nghĩa : can đảm
- Từ trái nghĩa : hèn nhát
Đặt câu với một trong các từ tìm được.
Chọn từ thích hợp trong các từ saụ đây để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.
-... bênh vực lẽ phải
khí thế ...
hi sinh ...
Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm ?
Ba chìm bảy nổi ; vào sinh ra tử ; cày sâu cuốc bẫm ; gan vàng dạ sắt ; nhường cơm sẻ áo ; chân lấm tay bùn.
Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4.
	TẬP LÀM VÀN 	,	4	
Luyện tập miêu tá cây cối
Đề bài
Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. Gợi ý
Xây dựng dàn ý :
Giới thiệu cây định tả.
Tả bao quát.
Tả từng bộ phận của cây.
Nêu ích lợi của cây, nêu cảm nghĩ của em.
Chọn cách mở bài:
Mở bài trực tiếp
M Trước sân nhà, ba em có trồng một cây mai tứ quý.
Mở bài gián tiếp
M Hè vừa qua, em được bố mẹ cho đi nghỉ ỏ biển. Bãi biển có biết bao cảnh đẹp, nhưng em thích nhát là được ngồi dưới bóng cây dừa để hưởng những làn gió mát rượi.
Viết từng đoạn thân bài.
M Từ xa nhìn lại, em thấy cây dừa cao to, xùm xoà. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng lóp vỏ cứng, sần sùi. Các tàu lá dừa màu xanh sẫm, to và xoè ra mọi phía. Những tàu lá như đang dùng chiếc vĩ cầm của mình kéo thành một bản nhạc, hoà tâu cùng tiếng sóng biển, tiếng gió rì rào tạo nên những âm thanh êm dịu.
4. Chọn cách kết bài:
Kết bài mở rộng.
Kết bài không mở rộng.