SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 32 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống

  • Tuần 32 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 1
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 2
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 3
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 4
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 5
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 6
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 7
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 8
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 9
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 10
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 11
Tuần 32
	TẬP ĐỌC 	
Vương quốc vắng nụ cười
Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà... Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đẩu, tâu lạy :
Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.
Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào :
Tâu Bệ hạ I Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
Dần nó vào I - Nhà vua phấn khởi ra lệnh.
(Còn nũa)
ĨTieoTRẨN ĐỨC TIẾN
Nguy cơ : điều có thể gây ra tai hoạ lớn.
Thân hành : tự mình làm, không để người khác làm thay.
Du học : đi học xa (thường là ở nước ngoài).
Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn.
Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy ?
Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ?
Kết quả việc nhà vua làm ra sao ?
	CHỈNH TẢ 	,	
1. Nghe - viết: Vuong quốc vắng nụ cuòi (từ đầu đến trên những mái nhà.)
(2). Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các mẩu chuyện dưới đây.
Biết rằng:
a) Nhũng chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện sau bắt đầu bằng s hoặc X:
Chúc mừng năm mới sau một... thế kỉ
Ngày 4-1 -1 889, ông Cô-lin từ ô-xtrây-li-a gửi một tấm thiếp chúc mừng năm mới cho cô Uôn-đrốp ở thành phố A-béc-đin, nước Anh. Không hiểu vì mãi đầu năm 2001, tức là 112 năm , tấm bưu thiếp mới đến được A-béc-đin. Các nhân viên bưu điện sở sương mù đang gắng tìm con cháu của
cụ Uôn-đrốp để trao tấm thiếp và ' lỗi vì	chậm trễ này.
Theo báo CỒNG AN NHÂN DÂN
b) Những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện sau chứa o hoặc ô :
Người không biết cười
Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác Tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói
dí , những mẩu chuyện hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ chúng, Mác Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mãi đến lúc ra về, Mác Tuên mói biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi. ông đến dự buổi chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn tiếng.
Theo NGUYỄN ĐÌNH CHlNH
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Thêm trạng ngữ chì thời gian cho câu
- Nhận xét
Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây:
Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hót hải chạy vào :
- Tâu Bệ hạ Ị Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
Theo TRẦN Đức TIẾN
Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu ?
Đặt câu hỏi cho loại trạng ngữ nói trên.
- Ghi nhớ
Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ chỉ thời gian.
Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho các câu hỏi Bao giờ ?,
Khi nào ?, Mây giờ ?...
Ill	- Luyện tập
Tìm trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau :
a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm quạ, tròi hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nút nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá roi. Thế mà qua một'đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ỏ giữa mùa đông rét mướt.
Theo THẠCH LAM
b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cấi chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thìa một nỗi biết ơn đối vói những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
NGUYỄN TUÂN
(2). Thêm trạng ngữ cho trong ngoặc đơn vào những chỗ thích hợp để đoạn văn được mạch lạc.
Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trô’ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phất đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.
Theo VŨ TÚ NAM
(Trạng ngữ : đến ngày đến tháng; mùa đông)
ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.
Theo THIÊN LUƠNG
(Trạng ngữ : có lúc; giữa lúc gió đang gào thét ấy)
	KỂ CHUYỆN ■	
Khát vọng sống
LƠN-ĐƠN
Dựa vào các tranh minh hoạ dưới đây, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện em đã nghe cô giáo (thầy giáo) kể. •
Giôn bị bò rơi giũa lúc bị thuong.
Suốt một tuán anh chì ăn cỏ dại và vài con cá nhỏ.
' Một lán, anh bị gấu tấn công.
Một con sói cũng dói là nhu anh theo sát anh tùng bước.
Cuối cùng, con sói phải chịu quy hàng.	Khát vọng sống của Giòn đã chiến thắng cái chết.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trao đôi với cấc bạn về ý nghĩa câu chuyện.
TẬP ĐỌC
Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà tho.
Hổ CHl MINH
(Nam Trân dịch)
-Tháng 8 - 1942, trên đường sang Trung Quốc, Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ hơn một năm trời. Bài thơ trên được Bác sáng tác trong tù.
- Hững hờ: không để ý đến.
c ;	1. Bác HỔ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ?
Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác với trăng ?
Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ ?
Học thuộc lòng bài thơ.
Không đề
Đường non khách tới hoa đầy Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn
Việc quân việc nước đã bàn,
Xách bưong, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
Hố CHÍ MINH
(Xuân Thuỷ dịch)
Bài thơ trên được Bác Hồ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
Không đề : không có tên bài (thường đây là những bài thơ thể hiện cảm xúc
chợt đến, rất đa dạng, khó đặt tên cho thật đúng).
Buông : ống đựng làm bằng thân cây bương (một loại cây giống cây tre, thân
to, thẳng, mỏng).
Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào ? Những từ ngữ nào cho biết điều đó ?
Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ.
Học thuộc lòng bài thơ.
	TẬP LÀM VÀN 	
Luyện tập xây dựng đoạn vãn miêu tà con vật
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Con tê tê
Con tê tê còn có tên gọi là con xuyên son. Vì người ta 'bảo con tê tê có thể đào thủng núi.
Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vâ’y cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vây như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sất các ngón chân và tận mút chỏm đuôi.
Tê tê săn mồi trông thật lạ mắt. Thức ăn của nó là sâu bọ, nhưng chủ yếu là các loài kiến. Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại, nồ có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số. Cứ như thế, tê tê ăn tổ kiến nào thì ăn kì hết mới thôi.
Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khoẻ. Khi đào đất, nó dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.
Tuy vậy, tê tê cũng có một nhược điểm rất kì lạ. Bao nhiêu người túm đuôi kéo không ra, nhưng chỉ cần một cái que lùa theo phía dưới đuôi khẽ chọc một nhát là tê tê lập tức cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ.
Tê tê là loại thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Vi vậy, chúng ta cần bảo vệ nó.
Theo VI HỔNG, Hố THUỶ GIANG
Phân đoạn bài văn trên và nêu nội dung chính của từng đoạn.
Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê ?
Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sất hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú ?
Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật đó.
Quan sát hoạt động của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật đó.
_ LUYỆN Từ VÀ CÂU	
Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
- Nhận xét
Trạng ngữ được in nghiêng trong câu sau trả lời câu hỏi gì ?
Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
Loại trạng ngữ trên bổ sung cho câu ý nghĩa gì ?
- Ghi nhớ
Để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trà lời cho các câu hỏi Vì sao ?,
Nhờ đâu ?, Tại đâu ?...
Ill	- Luyện tập
Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong những câu sau :
Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
Tại Hoa mà tổ không được khen.
Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống :
... học giỏi, Nam được cô giáo khen.
... bấc lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
... mải choi, Tuấn không làm bài tập.
Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
	TẬP LÀM VÀN 	-	
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài
trong bài vãn miêu tà con vật
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:
Chim công múa
Mùa xuân trăm hoa đua nỏ, ngàn lá khoe sức sống mon mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.
Công thường đi từng đôi nhẩn nha kiếm ăn giữa rừng. Chim công cũng bói như gà, ăn mối, ăn kiến, ăn sâu bọ như gà nhà. Khi kiếm ăn hay nhởn nhơ dạo xung quanh những gốc cây cổ thụ hoặc đậu trên cành cao, đuôi con công đực thu lại như chiếc quạt giây khép hờ. Nhưng khi con công mái kêu "cút, cút" thì lập tức con đực cũng lên tiếng "ực, ực" đáp lại, đồng thời xoè bộ đuôi thành một chiếc ô rực rỡ che rợp cả con mái. Từng đôi công suốt ngày kiếm ăn, suốt ngày múa vờn bên nhau. Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.
Theo VI HỐNG, Hố THUỶ GIANG
' a) Tim đoạn mỏ bài và kết bài.
Cấc đoạn trên giống nhũng cách mở bài, kết bài nào mà em đã học ?
Em có thể chọn những câu nào trong bài văn trên để :
Mở bài theo cách trực tiếp ?
Kết bài theo cách không mỏ rộng ?
Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách mở bài gián tiếp.
Viết đoạn kết bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách kết bài mở rộng.