SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 30 - Chủ điểm: Khám phá thế giới

  • Tuần 30 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 1
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 2
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 3
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 4
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 5
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 6
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 7
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 8
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 9
	TẬP ĐỌC 	
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
MA-GIEN-LĂNG (1480 - 1521)
Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.
IH-OU - I I /	’
Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.
Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.
Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.
Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lãng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dưong và nhiều vùng đất mới.
Theo TRẴN DIỆU TẨN và Đỗ THÁI
Ma-tan : một đảo thuộc quần đảo Phi-líp-pin ngày nay.
Sứ mạng : nhiệm vụ cao cả.
Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?
Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ?
Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ? Chọn - ý đúng :
Châu Âu - Đại Tây Dưong - châu Mĩ- châu Ầu.
Châu Ầu - Đại Tây Dương - Thái Bình Dương - châu 4 - châu Âu.
Châu Âu - Đại Tây Dương - châu Mĩ - Thái Binh Dương - châu 4 - Ân Độ Dương - châu Âu.
Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì ?
Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm ?
	CHÍNH TẢ 	
Nhớ - viết: Đuòng đi Sa Pa (từ Hôm sau... đến hết)
(2). Tìm những tiếng có nghĩa ứng với mỗi ô trống dưới đây:
a)
a
. ■
—
ong
ông
.. • ■
ua
r
ra (ra lệnh, ra vào, ra mắt)
d
da (da thịt, da trời, giả da)
gi
gia (gia đình, tham gia)
b)
a
ong
ông
ua
V
va (va chạm, va đầu, va vấp)
d
da (da thịt, da trời, giả da)
gi
gia (gia đình, tham gia)
(3). Tìm những tiếng ứng với mỗi ô trống dưới đây:
Tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi:
Hồ nước ngọt lớn nhát thế là hồ Thượng ở giữa Ca-na-đa và Mĩ. Nó trên 80 000 ki-lô-mét vuông.
TbeoTRẨN HOÀNG HÀ
Trung Quốc là nước có biên chung với nhiều nước nhất - 1 3
nước. Biên của nước này 23 840 ki-lô-mét.
Theo KỈ LỤC THẾ GIỚI
Tiếng bắt đầu bằng V, d hay gi:
ỏ Thư Quốc gia Luân Đôn hiện nay còn lưu một cuốn sách nặng hơn 100 ki-lô-gam. Cuốn sách có bìa làm bằng vàng và đá quý. Bên trong có 50 chữ cũng làm bằng
Theo báo THIẾU NIÉN TIÉN PHONG
Gần ba phần tư trái đất được biển bao phủ. Thái Bình Dương là đại lớn nhất và bao phủ gần nửa thế
Theo TRẨN HOÀNG HÀ
	LUYỆN TU Và Câu 	__	
Mở rộng vốn từ : Du lịch - Thầm hiểm
Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch :
Đồ dùng cần cho chuyến du lịch.
M vali, cần câu
Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông.
M tàu thuỷ, bến tàu
Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch.
M khách sạn, hướng dẫn viên
Địa điểm tham quan, du lịch.
M : phố cổ, bãi biển
Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm :
Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm.
M : la bàn, lều trại
Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua.
M : bão, thú dữ
Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thấm hiểm.
M : kiên trì, dũng cảm
Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ em vừa tìm được ở bàl tập 1 hoặc bài tập 2.
	 KỂ CHUYỆN 	
Kế chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài
Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
Gợi ý
Những câu chuyện có thật:
Cấc cuộc thấm hiểm của Cô-lôm-bô từ năm 1492 đến năm 1 504 phát hiện ra châú Mĩ.
Chuyến đi vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng.
Các cuộc thám hiểm Bắc Cực, Nam Cực, chinh phục đỉnh núi Ê-vơ-rét,... của nhiều nhà khoa học, nhà thể thao,...
Những câu chuyện tưởng tượng :
Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.
Gu-li-vơ du kícủa Xuýp, Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Cuộc du lịch kì diệu của Nin Hơ-gớc-xơn của La-gớc-lốp,..,.
_ TẬP ĐỌC 	
Dòng sông mặc áo
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi tho thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi, sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...
Sáng ra thom đến ngẩn ngo Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi trắng nở nhoà áo ai...
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Điệu : tỏ ra duyên dáng, kiểu cách.
Hây hây : đỏ phơn phớt.
Ráng : hiện tượng ánh sáng mặt trời lúc mọc hay lặn phản chiếu lên các
đám mây, làm cho cả một khoảng trời sáng rực rỡ, nhuộm màu vàng đỏ hay hồng sẫm.
Vì sao tác giả nói là dòng sông "điệu'1 ?
Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày ?
Cách nói "dòng sông mặc áo" có gì hay ?
Em thích hình ảnh nào trong bài ? Vì sao ?
Học thuộc lòng bài thơ.
	_ĨẠP LÀM VĂN 	
Luyện tập quan sát con vật
Đọc bài văn sau :
Đàn ngan mới nở
Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí.
Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mói guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ.
Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngưoi bóng mỡ. Một cái mỏ màu nhung hưou, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chùn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.
Guồng : cuốn sợi bằng guồng (một dụng cụ có khung tròn và tay quay).
Tô HOÀI
Để miêu tả đàn ngan, tác giả bài văn trên đã quan sát những bộ phận nào của chúng ? Ghi lại những câu miêu tả mà em cho là hay.
Quan sát và miêu tả các đặc điểm ngoại hình của con mèo (hoặc con chó) của nhà em hoặc của nhà hàng xóm.
Quan sát và miêu tả các hoạt động thường xuyên của con mèo (hoặc con chó) nói trên.
	LƯÝỆN Từ VÀ CÂƯ ——	
Câu cám
I - Nhận xét
Những câu sau dùng để làm gì ?
Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao !
A I Con mèo này khôn thật Ị
Cuối các câu trên có dấụ gì ?
Rút ra kết luận về câu cảm :
Câu cảm dùng để làm gì ?
Trong câu cảm, thường có những từ ngữ nào ?
- Ghi nhớ
Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui. mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,...) của người nói.
Trong câu cảm, thường có các từ ngữ : ôi, chao, chà, tròi ; quá, lắm, thật... Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (Ị).
- Luyện tập
Chuyển các câu kể sau thành câu cảm.
Con mèo này bắt chuột giỏi.
Trời rét.
Bạn Ngân chăm chỉ.
Bạn Giang học giỏi.
M : - A, con .mèo này bắt chuột giỏi quá !
Đặt câu cảm cho các tình huống sau :
Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có mỗi một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.
Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tói chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.
Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì ?
Ôi, bạn Nam đến kìa !
0, bạn Nam thông minh quá !
Trời, thật là kinh khủng !
	TẬP LÀM VÀN 	
Điền vào giấy tờ in sân
Em cùng mẹ đến chơi nhà họ hàng ở tỉnh khác và ở lại đó vài ngày. Mẹ em bảo : "Con hãy giúp mẹ điền vào phiếu khai báo tạm trú." Em hãy làm giúp mẹ theo mẫu dưới đây:
Địa chỉ
Họ và tên chủ hộ
Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số	phường, xã
quận, huyện	Thành phố, tỉnh	
PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG 1. Họ và tên :	
Sinh ngày :	
Nghề nghiệp và nơi làm việc :
CMND sô':	
Tạm trú, tạm vắng từ ngày	đến ngày
Ở đâu đến hoặc đi đâu :	
Lí do :	
Quan hệ với chủ hộ :	
Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo :	
.... năm	
Chủ hộ
(Hoặc người trình báo)
10. Ngày	tháng
Cán bộ đăng kí (Kí, ghi rõ họ, tên)
CMND : giấy chứng minh nhân dân.
Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi: "Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không ?" Em trả lời mẹ thế nào ?