SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 34 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống

  • Tuần 34 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 1
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 2
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 3
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 4
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 5
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 6
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 7
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 8
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 9
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống trang 10
Tuần 34
	TẬP ĐỌC 	
Tiếng cười là liều thuốc bổ
Một nhà văn đã từng nói : "Con người là động vật duy nhất biết cười."
Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài độ 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.
Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các co mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thoả mãn. Ngược lại, khi người ta ỏ trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, co thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.
Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục đích của việc làm này là rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
Bởi vậy, có thể nói : ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hon.
Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
Thống kê : thu thập sô' liệu vể một hiện tượng, sự việc hay tình hình nào đó.
Thư giãn : (cơ bắp) ở trạng thái thả lỏng, tạo nên cảm giác thoải mái.
Sảng khoái: khoan khoái, dễ chịu.
Điều trị: chữa bệnh.
Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn văn.
Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ ?
Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ?
Em rút ra được điều gì qua bài này ? Hãy chọn ý đúng nhất:
Cẩn phải cười thật nhiều.
Cần biết sống một cách vui vẻ.
Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện.
	CHÍNH TÁ 	'
Nghe - viết :
Nói ngược
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà, nậm rượu nuốt người lao đao.
Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Thóc giống cắn chuột trong bồ,
Một trăm lá mạ đổ vồ con trâu.
Chim chích cắn cô’ diều hâu,
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.
VÈ DÂN GIAN
Chọn những chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Vì sao ta cười khi bị người khác cù ?
Để (dải / rải / giải / giãi) đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 1 6 người tham (ra / gia / da) thí nghiệm và (rùng / dùng) một thiết bị theo (dõi / giỏi / rõi / giõi) phản ứng trong bộ (nào / não) của từng người. Kết (quã / quả) cho thấy bộ (não / nảo) phân biệt rất chính xác cái cù lạ vói cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ (não / nảo) sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tấc cù. Còn khi bị người khác cù, do không (thể / thễ) đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.
Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
	; LUYỆN TÙ VÀ CẢƯ 	.	
Mở rộng vốn từ : Lạc quan - Yêu đời
Sau đây là một số từ phức chứa tiếng vui: vui choi, vui lòng, góp vui, vui mùng, vui nhộn, vui suóng, vui thích, vui thú, vui tính, mua vui, vui tuoi, vui vẻ, vui vui. Hãy xếp các từ ấy vào bốn nhóm sau :
Từ chỉ hoạt động.	M :	vui	chơi
Từ chỉ cảm giác.	M :	vui	thích
Từ chỉ tính tình.	M :	vui	tính
Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác.	M :	vui	vẻ
Từ mỗi nhóm trên, chọn ra một từ và đặt câu với từ đó.
Thi tìm các từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ.
M - cười khanh khách -*■ Em bé thích chí, cười khanh khách.
- cười rúc rích Mấy bạn cười rúc rích, có vẻ thú vị lắm.
	KỀ CHUYỆN	
Ké chuyên được chứng kiến
hoặc tham gia
Đề bài
Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.
«
Gợi ý
Thế nào là người vui tính ?
Lúc nào cũng tươi cười, cởi mở. Gặp những việc khó khăn hoặc không bằng lòng cũng ít khi cáu kỉnh, bực dọc.
Có óc hài hước, nói năng dí dỏm.
Tìm những người vui tính ở đâu ?
Người thân trong gia đình (ông bà, cha mẹ, cô bác, anh em,...).
Thầy, cô hoặc bạn bè ở trường.
Hàng xóm.
Người em gặp ở những nơi công cộng (bệnh viện, bưu điện, cửa hàng, bến xe,...) hoặc trên sân khấu, ti vi,...
Kể như thế nào ?
Nếu đó là người thân hoặc người em quen biết từ lâu : Em có thể giói thiệu đặc điểm của người đó và kể một số sự việc minh hoạ cho lời giới thiệu của em.
- Nếu đó là người em chỉ gặp một lần hoặc một vài lần : Em có thể chỉ kế một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Ăn "mầm đá"
Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.
Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo :
Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi biết thứ gì ngon thì mách cho ta.
Trạng bẩm :
Chúa đã xơi "mầm đá" chưa ạ ?
Nghe có món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ "đại phong".
Bữa ấy, chúa đợi món "mầm đá" đã quá bữa, thấy đói bụng bèn hỏi :
"Mầm đá" đã chín chưa ?
Trạng đáp :
Dạ, chưa ạ.
Chốc chốc, đói quá, chúa lại hỏi, Trạng lại tâu :
Thứ ấy phải ninh thật kĩ, không thì khó tiêu.
Đã khuya, chúa lại hỏi. Trạng Quỳnh biết chúa đã đói lả, mới tâu :
Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn "mầm đá" thần xin dâng sau.
Rồi Trạng truyền dọn cơm với tương lên. Chúa đang đói nên ăn rất ngon miệng. Thấy chiếc lọ đề hai chữ "đại phong", chúa lấy làm lạ, bèn hỏi :
Mắm "đại phong" là mắm gì mà ngon thế ?
Bẩm, là tương ạ I
Vậy ngươi đề hai chữ "đại phong" là nghĩa làm sao ?
Bẩm, "đại phong" là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ạ.
Chúa bật cười :
Lâu nay ta không ăn, quên cả vị. Sao tương ngon thế ?
Bẩm chúa, lúc đói ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.
TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM
Tirang truyền : truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Thòi vua Lê - chúa Trịnh : thời kì lịch sử từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ
XVIII, nước ta có vua Lê nhưng quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh.
Túc trục : có mặt thường xuyên ở chỗ nhất định để trông nom hoặc sẵn sàng
làm một việc gí.
Dã vị: món ăn bình dân, nấu theo lối cổ truyền.
Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món "mẩm đá" ?
Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào ?
Cuối cùng, chúa có được ăn "mầm đá" không ? Vì sao ?
Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng ?
Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh ?
Trà bài vãn miêu tà con vật
Nghe thầy, cô nhận xét chung về bài làm của cả lớp.
Chữa bài:
Đọc lại bài làm của mình, lời phê của thầy, cô.
Tham gia chữa những lỗi mà thầy, cô đề nghị chữa chung trên lớp.
Tự chữa bài làm của mình.
Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc chữa lỗi.
Học tập những đoạn văn, bài văn hay:
Nghe đọc một vài đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn ỏ trong và ngoài lóp.
Thảo luận để tìm ra cái hay của bài hoặc đoạn văn đuợc thầy, cô giới thiệu.
4. Chọn một đoạn văn trong bài làm của em, viết lại theo cách hay hon.
.LUYỆN TÚ VÀ CẢU 	;	:	:	:	í	
Thêm trạng ngữ
chì phương tiện cho câu
- Nhận xét
Trạng ngữ được in nghiêng trong các câu sau trả lời câu hỏi gì ?
Bằng món "mầm đá" độc đáo, Trạng Quỳnh đã giúp chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng.
Với một chiếc khăn binh dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.
Loại trạng ngữ trên bổ sung cho câu ý nghĩa gì ?
- Ghi nhớ
Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ bằng, vỏi và trả lời cho các câu hỏi Bằng cái gì ?, VÓI cái gì ?.
Ill	- Luyện tập
Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau :
Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
Vói óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích, trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
Điền vào giấy tờ in sãn
1. Mẹ muốn gửi gấp về quê một số tiền để ông bà sửa bếp. Em hãy giúp mẹ điền những điều cần thiết vào bức điện chuyển tiền dưới đây.
N3
VNPT
Bưu cục
phát hành
Chú dán chuyến:
Số liên tục chuyến	
Chuyến đi:	
Ngày, giờ:	
Điện báo vién :	
CỘNG HOÀ XÀ HỘI CHÚ NGHĨA VIỆT NAM
Độc láp - Tự do - Hanh phúc
ĐIỆN CHUYỂN TIỀN ĐI
Mào đàu
	Từ	 Sô'	 Tiểng	 Ngáy	 Gió	
Dịch vụ đặc biệt	
Điện chuyến tiền số : ĐCT	
Phàn khách háng viết
Họ tên nguời gùi:	
Địa chỉ (cần chuyển đi thl ghi)	
Sô tiền gùi:
(Bàng số truởc và bằng chù sau)
Họ tên nguời nhận:	
Địa chỉ:	'	
Buu điện tình trả tiền :	
Tin tức kèm theo (nếu có)::	-	
Chù ki kiếm soát
ô dành cho việc sủa chữa
Ngày	tháng .... năm 200..
Giao dịch viên
(Ki tén và dóng dấu)
2. Hãy điền những điều cần thiết vào giấy đặt mua báo chí dưới đây.
Chú ý
- Em có thể đặt cho mình một số báo chí dành cho thiếu nhi như : Nhi đồng, Nhi đồng cười, Thiếu niên Tiền phong, Mực tím,...
Em cũng có thể chọn đặt cho ông bà, bố mẹ, anh chị những tờ báo khác như : Nhân Dân, Đại đoàn kết, Phụ nũ Việt Nam, Tiền phong, Thanh niên, Hoa học trò,...
Bưu điện thường nhận đặt báo cho từng quý (3 tháng), 6 tháng hay cả năm.
PH. 19a	CỘNG HOÀ XÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔNG CÔNG TI BCVT VIỆT NAM	Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Giấy đặt mua báo chí trong nuóc
(1)
(2)
Số
Tên độc giả	
Địa chỉ	
Đặt mua các loại báo chí dưới đây :
TÊN BÁO CHÍ
Thời hạn
Số lương
1 ki
Giá tiền
1 tháng (3) tháng
Thành tiền
Từ tháng
Đến tháng
Cộng :
Thành tiền (viết bằng chữ)	
bì số	/ Q	Kí tên	Thủ trưởng
Kí tên	đơn vị đặt mua
(Kí tên và đóng dấu)
Nhận đặt mua	Kế toán trưởng	Ngày	tháng	năm 200 ....
Để ghi vào sổ PH.1
Chữ kí của kiểm soát viên.
Nếu giá bình quân có số lẻ thì ghi theo dạng phân số hoặc bỏ trắng không ghi.
BCVT : bưu chính - viễn thông.
Báo chí: báo và tạp chí nói chung.
Độc giả : người đọc sách, báo.
Kế toán truỏng : người phụ trách theo dõi tình hình thu, chi tiền trong cơ
quan, đơn vị.
Thủ truòng : người đứng đầu một cơ quan, đơn vị.