SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 22 - Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu

  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu trang 1
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu trang 2
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu trang 3
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu trang 4
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu trang 5
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu trang 6
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu trang 7
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu trang 8
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu trang 9
	TẬP ĐỘC 	 .	
Sau riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến dam mê.
MAI VÀN TẠO
Mật ong già hạn : mật ong để lâu hơn thời hạn thu hoạch.
Hoa đậu tùng chùm : hoa mọc thành từng chùm.
Hao hao giống : hơi giống.
Mùa trái rộ : thời gian cây nhiều quả nhất.
Đam mê : ham thích quá mức.
Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
Dựa vào bài văn, hãy miêu tả những nét đặc sắc của :
Hoa sầu riêng
Quả sầu riêng
Dáng cây sầu riêng
Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.
	CHÍNH TÀ 	-	
Nghe - viết: sầu riêng (từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm... đến tháng
năm ta.)
Tối mẹ về xuýt xoa Bé oà ...ên ...ức ...ỏ Vết ngã giờ sực nhó Mẹ thưong thì mói đau !
(2). Điền vào chỗ trống : a) /hay n ?
Bé Minh ngã sóng soài Đứng dậy nhìn sau trước Có ai mà hay biết ...ên bé ...ào thấy đau Ị
Theo vũ DUY CHU
b) ut hay uc ?
Con đò lá tr... qua sông Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa
B.nghiêng, lất phất hạt mưa B..z. chao, gọn nước Tây Hồ lăn tăn.
Theo HỐ MINH HÀ
Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đon để hoàn chỉnh bài văn sau :
Cái đẹp
Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời : (nắng / lắng) chan hoà như rót mật xuống quê hương, khóm (trúc / trút) xanh rì rào trong gió sớm, những bông (cút / cúc) vàng (lóng lánh / nóng nánh) sương mai, ... Có cái đẹp do bàn tay con người tạo (nên / lên) : những mái chùa cong (vúc / vút), những bức tranh rực rỡ sắc màu, nhũng bài ca (láo lức / náo nức) lòng người,... Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
HOÀ BÌNH
	LƯYỆN TÙ VÀ CÂU 	J	<	
Chủ ngữ trong câu kế Ai thế nào ?
Ị - Nhận xét
Tìm các câu kể Ai thê nào ? trong đoạn văn sau :
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Hà Nội tưng bừng màu đỏ. cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
Theo VÕ NGUYÊN GIÁP
Xác định chủ ngữ của những câu vừa tìm được.
Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì ? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành ?
II - Ghi nhớ
Chủ ngữ của câu kể Ai thế nào ? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ.
Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
Ill - Luyện tập
Tìm chủ ngữ của các câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn dưới đây:
Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ! Màu vàng trên lưng chú lâp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cấi đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
NGUYỄN THẼ HỘI
Lộc vùng : cây có lá hình bầu dục, màu nhạt, hoa màu đỏ kết thành chuỗi
rủ xuống.
Phân vân : do dự, chưa biết nên quyết định như thế nào.
Viết một đoạn vắn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào ?.
KỂ CHUYỆN	
sắp xếp lại thứ tự các tranh bên cho đúng với cốt truyện Con vịt xâu xí mà em vừa được nghe kể.
Con vịt xấu xí
AN-ĐÉC-XEN
Dựa vào các tranh đã sắp xếp lại, kể từng đoạn câu chuyện.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Câu chuyện này khuyên em điều gì ?
	TẬP ĐỌC 	—
Chợ Tết
(Trích)
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hổng lam ôm ấp nóc nhà gianh Trên con đường viển trắng mép đồi xanh Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon Vài cụ già chống gậy bước lom khom Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
ĐOÀN VĂN cừ
Ấp : làng, xóm.
The : hàng tơ, nhỏ sợi, dệt thưa.
Đồi thoa son : đồi rực hổng lên khi nhận ánh nắng buổi sớm.
Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào ?
Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao ?
Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung ?
Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy.
Học thuộc lòng bài thơ.
	TẬP LÀM VĂN 	 ■
Luyện tập quan sát cây cối
1. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:
Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ?
Các tác giả quan sất cây bằng những giác quan nào ?
Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hoá mà em thích. Theo em, cấc hình ảnh so sánh và nhân hoấ này có tác dụng gì ?
Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?
Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác vói
miêu tả một cây cụ thể ?	'
Quan sát một cây mà em thích, trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem :
Trình tự quan sát của em có hợp If không ?
Em đã quan sát bằng những giấc quan nấo ?
Cái cây em quan sất có gì khác vói những cây khác cùng loài ?
	 LUYỆN Từ VÀ CÂU	:	:	;	—
Mở rộng vốn từ : Cái đẹp
Tìm các từ:
Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.
M xinh đẹp
Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.
M thuỳ mị
Tìm các từ:
Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.
M tươi đẹp
Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.
M xinh xắn
Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc 2.
Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào những chỗ thích hợp ở cột B :
A
đẹp người, đẹp nết Mặt tươi như hoa chữ như gà bới
B
em mỉm cười chào mọi người. Ai cũng khen chị Ba ...
Ai viết cẩu thả chắc chắn ...
	TẠP LAM VAN 	
Luyện tập miêu tà các bộ phận cùa cây cối
Dưới đây là một số đoạn vân tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý ?
■ a) Tả lá cây
Lá bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mói nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lấ lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mây lá thật đẹp về phủ một lóp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gọi lên chất liệu gì không ? Chát son mài.
ĐOÀN GIÒI
Màu lục : màu xanh sẫm pha vàng.
Đọc thêm
Bàng thay lá
Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên tròi, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như những chiếc tai thỏ. Khi những tai thỏ xoè ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá ; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ những vệt hoa hồng thắm. Chỉ trong vòng mưoi hôm từ khi nảy lộc, nhìn lại thấy lá đã già trên thân cây đầy những hốc bướu cổ quái, tưởng vẫn y như thế từ trăm năm. Ai ngò trên thân thể đại lão của nó là một linh hồn rất trẻ, bởi không còn một chiếc lá nào năm ngoái sót lại trên cây.
Theo HOÀNG PHÙ NGỌC TƯỜNG
b) Tả thân cây và gốc cây
Cầy sồi già
Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Vói những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đấm bạch dưong tưoi cười.
Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mói sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, toả rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lóp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tưoi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mon mởn ấy.
Theo LÉP TÔN -XTÔI
Đọc thêm
Cầy tre
Thân tre vừa tròn lại vừa gai góc. Trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngõ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực em, búp vượt quá đầu em... Em cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút, ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
BÙI NGỌC SƠN
Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.